Tác dụng bất ngờ của hoa anh túc

(4.22) - 67 đánh giá

Tên thường gọi: Anh túc, thuốc phiện, phù dung, á phiến, anh túc xác

Tên tiếng Anh: Opium poppy

Tên khoa học: Papaver somniferum L.

Họ: Thuốc phiện (Papaveraceae)

Tìm hiểu chung về cây anh túc

Tổng quan về cây anh túc

Cây anh túc (hay thuốc phiện) có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Đây là loài cây thân thảo, có chiều cao từ 1 – 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây.

Hoa to, mọc đơn độc ở ngọn thân và đầu cành, có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.

Tác dụng, công dụng

Trong Đông y, người ta sử dụng nhựa lấy từ quả chưa chín để làm thuốc. Quả sau khi được lấy nhựa được gọi là anh túc xác hay cù túc xác.

Trong nhựa anh túc có chứa các thành phần như morphin, codein, narcotin, papaverin… với các tác dụng:

  • Tác dụng giảm đau: morphin và codein có tác dụng giảm đau mạnh, giúp nâng ngưỡng chịu đau, làm dịu cơn đau.
  • Đối với hệ tuần hoàn: morphin có khả năng làm giãn tĩnh mạch ngoại vi, làm giải phóng histamin, gây giảm huyết áp. Vì vậy, những người bị thiếu máu, huyết áp thấp khi dùng cần phải hết sức thận trọng.
  • Đối với hệ hô hấp: morphin có thể gây ức chế mạnh cho hệ hô hấp. Nếu sử dụng liều thấp, morphin giúp ức chế các cơn đau, giảm ho, còn codein giúp long đờm.

Cây anh túc có vị chua, đắng, hơi chát, tính bình, có độc, quy vào các kinh phế, thận, tràng, vị và có tác dụng chỉ thống, chỉ khái, chỉ lỵ. Hạt thuốc phiện có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tràng, vị, có tác dụng trị nôn, táo bón.

Tuy nhiên, các thành phần có trong loài cây này có thể gây nghiện và nhiều hệ lụy khác nên nhà nước Việt Nam nghiêm cấm gieo trồng anh túc cũng như các cây có chứa chất ma túy.

Việc sử dụng cây anh túc hay chiết xuất của chúng để nghiên cứu, làm thuốc và điều trị bệnh được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hiện hành. Bạn không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây anh túc

Trước đây, các phần của cây anh túc thường được dùng làm thuốc với liều lượng như sau:

  • Anh túc xác (quả khô đã trích nhựa) dùng trong chữa ho lâu ngày, tiêu chảy mạn với liều 3–6g/ ngày.
  • Nhựa anh túc (nhựa thuốc phiện) dùng giảm đau, điều trị mất ngủ, ho lâu ngày, đau bụng tiêu chảy mạn có liều dùng được tính theo hàm lượng morphin. Liều tối đa một lần là 0,02g (tính theo morphin), liều tối đa một ngày là 0,06g (tính theo morphin).
  • Hạt quả anh túc dùng chữa táo bón, buồn nôn với liều dùng khoảng 10–20g.

Với quy định ở nước ta, người dân không được phép trồng các loài cây có chứa chất ma túy (như thuốc phiện, cần sa…) và hàm lượng các thành phần trong cây cũng thay đổi đa dạng nên bạn không được tự ý sử dụng chúng làm thuốc. Ngày nay, người ta sử dụng chiết xuất tinh khiết của các hoạt chất có trong cây để làm thuốc, như morphin, codein, narcotin, narcein, papaverin, thebain.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây anh túc?

Các tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng anh thúc hay chiết xuất của chúng làm thuốc gồm:

  • Nôn mửa
  • Đau dạ dày
  • Ngứa
  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Co đồng tử

Ngoài ra, trong quả anh túc còn có chứa chất nhựa trắng, trong đó có chứa 10% morphin, có thể loại bỏ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo dựa trên các tài liệu y học. Theo các quy định hiện hành tại Việt Nam thì việc tự ý hay cố ý gieo trồng, sử dụng các cây có chứa chất ma túy là phạm pháp và sẽ bị xử phạt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nấm men bia

(77)
Tìm hiểu chungNấm men bia dùng để làm gì?Men bia được dùng trong quá trình sản xuất bia. Hiện nay nó được dùng để chữa bệnh:Các bệnh tác đường hô hấp ... [xem thêm]

Lam cận

(44)
Tìm hiểu chungCây lam cận dùng để làm gì?Cây lam cận được sử dụng để điều trị co thắt ruột và hội chứng ruột kích thích (IBS), kích thích sản xuất ... [xem thêm]

Qua lâu

(53)
Tìm hiểu chungCây qua lâu dùng để làm gì?Rễ cây qua lâu có thể được uống để giảm triệu chứng của HIV/AIDS, trị ho, giảm sốt, sưng, làm giảm khối u và ... [xem thêm]

Thảo dược black alder

(45)
Tên thông thường: Aliso Negro, Alnus barbata, Alnus glutinosa, Aulne Glutineux, Aulne Rouge, Aune, Aunette, Betula Alnus, Betula glutinosa, Common Alder, English Alder, European Alder, European ... [xem thêm]

Pycnogenol

(28)
Tên thông thường: Condensed Tannins, Écorce de Pin, Écorce de Pin Maritime, Extrait d’Écorce de Pin, French Marine Pine Bark Extract, French Maritime Pine Bark Extract, Pinus maritima, ... [xem thêm]

Thường xanh dây leo

(98)
Tìm hiểu chungThường xanh dây leo dùng để làm gì?Cây thường xanh dây leo có tác dụng lợi tiểu và ngăn chặn sự nhiễm trùng vi khuẩn ở đường tiết niệu. ... [xem thêm]

Ephedra là thảo dược gì?

(99)
Tên thông thường: Ephedra, ma huang, ngựa vàng, chất làm se vàng, cây bán hạTên khoa học: Ephedra sinicaTác dụngTác dụng của thảo dược Ephedra là gì?Ephedra ... [xem thêm]

Cỏ roi ngựa là thảo dược gì?

(61)
Tên thông thường: Blue Vervain, Common Verbena, Common Vervain, Eisenkraut, Enchanter’s Plant, European Vervain, Herb of Grace, Herb of the Cross, Herba Verbenae, Herbe aux Enchantements, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN