Tăng huyết áp vô căn: căn bệnh lạ mà quen

(4.49) - 30 đánh giá

Tăng huyết áp vô căn – hay tăng huyết áp nguyên phát – là một dạng cao huyết áp mà bác sĩ không xác định rõ nguyên nhân. Tương tự những loại cao huyết áp khác, nếu không được điều trị kịp thời, tăng huyết áp vô căn sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Các chuyên gia chia cao huyết áp thành nhiều nhóm nhỏ, nhưng phổ biến nhất vẫn là tăng huyết áp vô căn. Bạn bắt gặp thuật ngữ này rất nhiều lần nhưng không rõ đây là bệnh gì? Bạn e ngại mức độ tin cậy từ các thông tin trên Internet nhưng không có thời gian đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn? Vậy hãy để Chúng tôi giúp bạn giải đáp nhé.

Tăng huyết áp vô căn là gì?

Tăng huyết áp vô căn hay còn gọi tăng huyết áp nguyên phát là một dạng cao huyết áp mà bác sĩ không thể xác định rõ nguyên nhân.

Huyết áp là lực áp suất tác động đến thành động mạch, do tim tạo ra để vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp xảy ra khi cường độ áp suất mạnh hơn mức bình thường.

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều được phân loại là tăng huyết áp nguyên phát. Một loại cao huyết áp khác được biết đến là tăng huyết áp thứ phát, tức là nguồn gốc phát triển bệnh được xác định rõ, chẳng hạn như bệnh thận.

Các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tăng huyết áp vô căn

Yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định trong tình trạng tăng huyết áp nguyên phát. Bên cạnh đó, các yếu tố sau đây có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển loại bệnh lý này:

  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Căng thẳng lâu dài
  • Ít hoạt động thể chất
  • Thừa cân

Những triệu chứng của tăng huyết áp vô căn

Hầu hết mọi người đều không nhận ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ tăng huyết áp vô căn, cho đến khi bệnh phát triển nặng. Một số người nhận ra huyết áp của họ thay đổi nhờ vào việc thường xuyên đi khám tổng quát định kỳ.

Tăng huyết áp có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là độ tuổi trung niên.

Chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi sát tình trạng huyết áp của mình. Điều quan trọng là bạn cần phải biết cách đọc chỉ số đo huyết áp.

Máy đo huyết áp sẽ là thiết bị được dùng để chẩn đoán. Nếu kết quả cho thấy chỉ số đo huyết áp vượt mức phạm vi lý tưởng, bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra huyết áp tại nhà trong khoảng thời gian theo chỉ định. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy cũng như cách đọc kết quả chính xác nhất. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng cao huyết áp được xác định bởi chỉ số trung bình giữa những lần bạn tiến hành đo tại các thời điểm khác nhau.

Bác sĩ có thể thực hiện một vài cuộc xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh timbao gồm soi mắt và khám nhịp tim, phổi cũng như lưu lượng máu ở cổ. Các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt có thể cho biết liệu bạn có gặp phải võng mạc cao huyết áp – biến chứng do tình trạng tăng huyết áp lâu ngày gây ra – hay không.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây để kiểm tra các vấn đề về tim và thận:

  • Xét nghiệm cholesterol: kiểm tra mức độ cholesterol trong máu
  • Siêu âm tim: sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim, từ đó kiểm tra liệu tim có bất kì dấu hiệu tổn thương nào không
  • Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG): ghi lại hoạt động điện của tim bạn
  • Thận và các xét nghiệm chức năng khác: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm thận có thể được áp dụng để kiểm tra thận cũng như các cơ quan khác đang hoạt động như thế nào.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp vô căn

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa khám phá ra giải pháp điều trị tận gốc căn bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, họ có thể cung cấp một số biện pháp giảm thiểu tốc độ phát triển bệnh cũng như cải thiện tình hình sức khỏe của bạn.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Nếu bạn bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ khuyến nghị thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, ví dụ như:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Giảm cân
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế sử dụng chất uống chứa cồn. Với phụ nữ, mỗi ngày một ly là đủ. Tưởng tự với đàn ông sẽ là hai ly
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Hạn chế hấp thụ natri. Đồng thời, hãy sử dụng nguồn thực phẩm giàu kali và chất xơ để tăng cường sức khỏe cho tim

Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối mặt với các bệnh liên quan đến thận, đừng tự ý tăng hàm lượng kali trong bữa ăn nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc

Nếu áp dụng lối sống lành mạnh vẫn không đủ để giúp cải thiện bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc hạ huyết áp. Một số thuốc trị tăng huyết áp phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta: metoprolol
  • Thuốc chẹn kênh canxi: amlodipine
  • Thuốc lợi tiểu: hydrochlorothiazide / HCTZ
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): captopril
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB): losartan
  • Chất ức chế renin, chẳng hạn như aliskiren

Một số biến chứng do tăng huyết áp vô căn gây ra

Huyết áp của bạn càng cao, khối lượng việc tim phải gánh càng nhiều. Áp suất máu quá mạnh có thể làm hỏng các cơ quan, mạch máu cũng như cơ tim. Hệ quả là lưu lượng máu trong cơ thể sẽ giảm bớt, dẫn đến:

  • Đau tim hay thậm chí là suy tim
  • Xơ vữa động mạch
  • Đột quỵ
  • Các bộ phận như mắt, thận hoặc thậm chí đến hệ thần kinh cũng sẽ bị tổn thương

Triển vọng lâu dài

Bạn có thể cần phải thử nhiều loại thuốc khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy liệu trình phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa bạn – nó có thể là một loại thuốc đơn hoặc kết hợp nhiều loại. Bạn cũng cần tiếp tục thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Trường hợp tệ nhất, bạn sẽ phải cần dùng thuốc tăng huyết áp suốt đời.

Tuy nhiên, một số người có thể sử dụng thuốc để giảm huyết áp và sau đó duy trì huyết áp khỏe mạnh với lối sống lành mạnh.

Bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh kết hợp với thuốc, bạn sẽ có cơ hội để kiểm soát tình trạng huyết áp. Điều này giúp giảm nguy cơ xảy ra đau tim, đột quỵ hay suy tim cũng như làm giảm nguy cơ tổn thương cho mắt hoặc thận.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tư vấn cách chăm sóc mẹ sau sinh (Phần 1)

(17)
Sau khi sinh con, các mẹ thường phải chịu những thay đổi rất lớn về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vậy chế độ chăm sóc mẹ sau sinh phải như thế nào? ... [xem thêm]

Nhìn mặt đoán bệnh để kiểm tra sức khỏe

(44)
Bạn có thể nhìn mặt đoán bệnh mỗi khi soi gương để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe như viêm gan, herpes, lupus… Bạn đừng nghĩ soi gương chỉ ... [xem thêm]

7 thói quen gây tổn thương não

(34)
Ngay cả khi tâm trí bạn được nghỉ ngơi, não bộ vẫn phải hoạt động. Nếu không muốn não quá tải vì phải chịu quá nhiều thương tổn, bạn cần học cách ... [xem thêm]

Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

(76)
Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không? Vì polyp thường có mối liên hệ mật thiết với các bệnh nan y như ung thư cổ tử cung nên bạn cần thăm khám kịp thời.Đa ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi sử dụng tế bào gốc để trẻ hoá làn da

(43)
Trong tương lai không xa, tế bào gốc hứa hẹn sẽ là biện pháp hữu ích trong việc điều trị các căn bệnh, chấn thương và đặc biệt là chăm sóc cải thiện ... [xem thêm]

Đau bụng kinh niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(34)
Đau bụng kinh niên (hay còn gọi đau bụng mạn tính) là tình trạng cơn đau kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau thường xuất hiện và biến mất nhiều lần trong ngày.Đau ... [xem thêm]

Cách làm kẹo dẻo trái cây thơm ngon

(98)
Nếu bạn biết cách làm kẹo dẻo trái cây tại nhà, đây không những là món ăn yêu thích của trẻ nhỏ mà còn là thức ăn vặt lành mạnh của người lớn vào ... [xem thêm]

Biện pháp phòng tránh tai nạn mùa hè cho con của bạn

(61)
Trẻ em có thể gặp tai nạn ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ gặp tai nạn trong mùa hè sẽ tăng cao hơn các thời điểm khác vì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN