Thận trọng những loại thuốc có thể làm hại thận

(3.72) - 31 đánh giá

Một số thuốc có thể làm hại thận, gây suy thận, trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng nhiệt độ cơ thể và suy thoái cơ bắp một cách nguy hiểm. Mỗi loại thuốc bạn đưa vào cơ thể đều trôi qua thận. Nếu bạn không dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nếu thuốc không hợp với cơ thể thì thuốc có thể gây tổn thương đến thận.

Thận tổn thương nặng nhất trong giai đoạn đầu khi triệu chứng chưa được nhìn thấy. Khi chứng suy thận phát triển, các triệu chứng sau đây có thể được phát hiện rõ:

  • Chứng thiếu máu, chóng mặt
  • Sưng tay và chân
  • Chán ăn
  • Đau lưng, đau phía dưới xương sườn
  • Sụt cân
  • Nôn và buồn nôn.

Một số thuốc sau có thể ảnh hưởng đến thận vì chúng có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho thận bằng cách làm hẹp mạch máu, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, trực tiếp gây thương tích cho thận hoặc gây phản ứng dị ứng làm tổn thương đến thận.

Thuốc giảm đau

Dùng lượng lớn thuốc giảm đau không kê toa như aspirin, acetaminophen và ibuprofen có thể gây tổn hại không chỉ cho gan mà còn làm hại cho thận. Bạn không nên dùng thuốc này mỗi ngày hoặc dùng thường xuyên mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên. Nhiều người tự làm tổn thương thận của họ bằng cách dùng những loại thuốc này thường xuyên trong thời gian dài.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng nhiều tylenol và các loại thuốc acetaminophen khác có thể gây suy thận và đồng thời gây hại cho gan. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trung bình dùng một lần thuốc mỗi ngày trong ít nhất một năm sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ suy thận. Đối với hầu hết những người thỉnh thoảng dùng một hoặc hai viên thuốc khi bị nhức đầu thì việc dùng thuốc được cho là an toàn. Một kết luận khác từ nghiên cứu là việc không sử dụng nhiều acetaminophen có thể ngăn ngừa 10% các trường hợp suy thận, là tình trạng đe dọa tính mạng cần phải chạy thận.

Nguy cơ suy thận tăng khoảng 40% ở những người dùng acetaminophen từ mức 2 lần trong một tuần đến một lần trong ngày trong vòng ít nhất một năm so với những người không thường sử dụng thuốc. Nguy cơ trên tăng gấp đôi ở những người dùng thuốc trung bình một lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày trong vòng ít nhất một năm.

Thuốc chống viêm không steroid cũng có liên quan đến việc làm tổn hại cho thận, mặc dù mối quan hệ này ít rõ ràng hơn so với acetaminophen.

Thuốc nhuận tràng kê theo toa

Nhìn chung, thuốc nhuận tràng không kê theo toa thì an toàn cho hầu hết người dùng. Tuy nhiên, một số thuốc nhuận tràng kê theo toa dùng để làm sạch ruột (thường dùng trước khi nội soi đại tràng) có thể gây hại cho thận.

Chất cản quang

Chất cản quang được dùng trong một số xét nghiệm chẩn đoán như MRI. Một số xét nghiệm ảnh yêu cầu dùng loại thuốc nhuộm gọi là “chất cản quang” để hoàn thành xét nghiệm. Ở những người bị bệnh thận, chất cản quang này có thể gây hại. Chụp CT và MRI là những xét nghiệm cần dùng chất cản quang. Tuy nhiên, không phải tất cả các xét nghiệm ảnh đều dùng chất cản quang.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh như ciprofloxacin, methicillin, vancomycin và sulfonamides cũng có thể nguy hiểm nếu không dùng đúng cách. Những người bị bệnh thận cần dùng lượng nhỏ kháng sinh hơn so với những người có thận khỏe mạnh. Hãy chỉ dùng thuốc do bác sĩ chỉ định cho bạn.

Thuốc bất hợp pháp

Hầu hết các loại ma túy, bao gồm cả heroin, cocaine và thuốc lắc có thể gây tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim và thậm chí tử vong trong một số trường hợp chỉ qua 1 lần sử dụng. Cocaine, heroin và các chất kích thích cũng có thể gây tổn thương cho thận.

Các loại thuốc khác

Các thuốc như chloroquine và hydroxychloroquine được dùng để điều trị bệnh sốt rét, acyclovir được dùng để điều trị nhiễm khuẩn herpes và các loại thuốc HIV như indinavir và tenofovir cũng gây tổn thương cho thận. Một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến chức năng thận bao gồm các thuốc thấp khớp (infliximab), thuốc chống co giật hoặc các thuốc bao gồm phenytoin và trimethadione được dùng để điều trị động kinh hoặc thuốc hóa trị bao gồm interferon, cisplatin, cyclosporin và tacrolimus.

Trong mọi trường hợp, nếu bạn mắc bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc bạn cảm thấy không khỏe, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những loại thực phẩm cực tốt cho trí não (Phần 1)

(38)
Bộ não là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, nhưng dường như đôi khi chúng ta quên mất việc phải chăm sóc và bảo vệ nó. Nghiên cứu mới đây của báo ... [xem thêm]

Đi bộ, cách vận động tốt nhất cho người cao huyết áp

(48)
Đi bộ rất cần thiết cho sức khỏe của người cao huyết áp. Nếu có điều kiện, bạn nên mua 1 cái máy đếm bước và mang nó trong người cả ngày để đếm ... [xem thêm]

Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng lưu lượng thở ra đỉnh (Phần 1)

(84)
Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi sự viêm liên tục ở đường hô hấp. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp gồm có bị ... [xem thêm]

Bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ còi cọc, dậy thì muộn

(79)
Bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ là cách giúp bé yêu phát triển, hay ăn và chóng lớn. Chọn lựa những thực phẩm phù hợp giúp bé hấp thu tốt lượng kẽm cần ... [xem thêm]

Cẩn thận với chứng đại tiện không tự chủ ở trẻ

(86)
Khoảng 1,5% số trẻ trong độ tuổi đi học mắc chứng đại tiện không tự chủ. Triệu chứng chung của căn bệnh này là trẻ ít kiểm soát được việc đại ... [xem thêm]

Muốn có hình xăm đẹp, bạn phải biết chăm sóc hình xăm

(94)
Hình xăm đẹp không chỉ là một biểu tượng nghệ thuật mà còn là cách để bạn thể hiện cá tính bản thân. Việc học cách chăm sóc hình xăm sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Các phương pháp nội soi ung thư vú cho thai phụ

(43)
Tầm soát ung thư vú khi mang thai rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người hoang mang không biết các phương pháp này có an ... [xem thêm]

Bàn chải khô dùng đúng cách sẽ giúp da mịn màng

(35)
Bàn chải khô không những có tác dụng tẩy tế bào chết cho da mà còn cải thiện tuần hoàn máu và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có biết cách chà da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN