Thay đổi lối sống để ngừa bệnh chảy máu khớp

(3.68) - 35 đánh giá

Bệnh rối loạn đông máu có thể gây bệnh về khớp như chảy máu khớp (trong khớp). Chảy máu ở đầu gối, khuỷu tay hoặc các khớp khác là một hình thức phổ biến của xuất huyết nội ở những người có bệnh rối loạn đông máu.

Tình trạng xuất huyết này có thể xảy ra mà không có chấn thương rõ ràng. Lúc đầu, chảy máu trong gây sự căng tức ở khớp, không đau rõ ràng hay có bất kỳ dấu hiệu chảy máu nào. Sau đó khớp trở nên sưng, nóng khi sờ và đau khi gập. Cuối cùng, khớp bị mất chức năng tạm thời và tình trạng đau có thể diễn tiến nặng lên.

Chảy máu khớp nếu không được điều trị có thể nhanh chóng làm hư khớp. Do đó, Chúng tôi khuyến khích bạn nên tham gia một số hoạt động thể chất và xây dựng chế độ dinh dưỡng để ngăn chặn các triệu chứng bệnh.

Tại sao bạn nên vận động để ngừa bệnh?

Hoạt động thể chất có lợi cho tất cả mọi người. Thể thao và tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho trẻ em và người lớn bị bệnh rối loạn đông máu (máu khó đông). Thể dục và luyện cơ bắp là nền tảng quan trọng để chữa bệnh vì cơ bắp phát triển tốt sẽ hỗ trợ khớp tốt hơn, bảo vệ khớp khỏi những va chạm hằng ngày tốt hơn, và phục hồi sau khi chảy máu khớp nhanh hơn.

Tập thể dục thường xuyên thậm chí còn giúp giảm số lần chảy máu tự phát (chảy máu mà không phải do chấn thương). Không những thế, tập thể dục đều đặn vài lần mỗi tuần tại một trung tâm thể dục hoặc ở nhà sẽ giúp duy trì tầm vận động và sự linh hoạt của cơ thể. Vận động sớm sau khi chảy máu khớp cũng hạn chế cứng khớp và “đóng băng” khớp.

Ngoài ra, cải thiện thể chất đem lại nhiều lợi ích tích cực cho cuộc sống, chẳng hạn như:

  • Tăng sức khỏe của xương và thúc đẩy quá trình canxi hóa xương
  • Tăng tương tác xã hội
  • Phát triển độc lập, tự chủ
  • Tăng cường năng lượng
  • Cải thiện việc học hành và làm việc
  • Giảm cân và giảm nguy cơ béo phì
  • Phòng chống trầm cảm và lo âu
  • Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường.

Bạn nên chú ý điều gì khi vận động?

Trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục hay thể thao, bạn cần phải có sự thay thế yếu tố đông máu thích hợp. Bạn cần phải tập các bài tập phù hợp và tập đúng. Một số quy tắc chung cho hoạt động thể chất bạn cần nhớ là:

  • Bạn nên tránh các bài tập cơ độc lập với tạ nặng, vì các bài tập này sẽ gây áp lực lên khớp, nên bạn cần sử dụng các băng kháng đàn hồi để thay thế.
  • Bạn không nên tập các môn thể thao mạo hiểm như bóng đá, đi xe máy, boxing… Đừng thách thức hệ thống đông máu của bản thân bằng chấn thương, nhất là khi các chấn thương gây nguy hiểm cho bạn.
  • Nếu bạn là một bệnh nhân điều trị dự phòng: Khi bạn tập thể dục ban ngày, hãy dùng thuốc dự phòng đó đều đặn vào buổi sáng để bảo vệ bạn suốt cả ngày. Nếu bạn tập thể dục vào buổi tối, dùng thuốc dự phòng vào buổi chiều tối để đảm bảo bảo vệ cơ thể tối đa sau đó. Bạn nên cố gắng phối hợp tập thể dục với việc truyền chất đông máu.
  • Nếu bác sĩ xác định tình trạng bệnh của bạn cần nhiều thuốc, hãy dùng một liều ngay trước khi chơi thể thao.

Chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn ngừa bệnh như thế nào?

Điều quan trọng chính là giữ cho trọng lượng được kiểm soát, vì trọng lượng dư thừa và béo phì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Thừa cân, thậm chí chỉ mức độ trung bình, sẽ tác động đến trọng lượng mà khớp phải gánh chịu và có thể làm tăng đau khớp. Khi đi bộ, đầu gối và mắt cá chân thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh rối loạn đông máu do các cơ quan này cần phải gánh chịu gấp 5 lần tổng trọng lượng cơ thể của một người.

Để biết liệu bạn có ở trên mức bình thường cho phép hay không, bạn có thể sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) để tính toán. Bạn có thể tự tính chỉ số khối cơ thể tại đây! Chỉ số khối cơ thể dựa vào chiều cao và cân nặng để đánh giá lượng mỡ của cơ thể và phân loại bạn thuộc nhóm bình thường, thừa cân hoặc béo phì.

Để giảm hoặc duy trì trọng lượng của bạn, Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo nên có một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và ít chất béo, thêm đường và muối (natri). Bên cạnh đó, đừng quên giảm khẩu phần ăn và đưa rau củ quả vào nửa phần ăn của bạn nhé.

Những thực phẩm bổ sung nào cần tránh xa?

Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung mà bạn cần tránh sau khi bác sĩ thông báo nguy cơ tăng chảy máu của bạn:

  • Vitamin E liều cao
  • Dầu cá
  • Bạch quả
  • Hoạt chất bromelain
  • Hạt lanh
  • Tỏi
  • Gừng
  • Thiên ma
  • Cây móng mèo
  • Feverfew (thảo dược cúc thơm)
  • Pau d’arco (thảo dược so đo tím).

Khi mắc bệnh rối loạn đông máu, bạn phải rất cẩn thận về việc dùng các thực phẩm bổ sung, vì nhiều chất có thể khiến việc chảy máu trầm trọng hơn hoặc khiến thời gian đông máu kéo dài, giống như aspirin hoặc thuốc kháng viên không steroid (ví dụ, Motrin®, Exedrin® hoặc Alleve®). Hỏi ý kiến bác sĩ về tất cả thực phẩm bổ sung hay thuốc giảm đau nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

15 điều dễ thương bạn làm cùng người yêu nhưng… không kể ai nghe

(28)
Bạn có thể khoe với bạn bè một món quà sinh nhật của người yêu, post lên Facebook những tấm ảnh ngọt ngào khi đi du lịch… Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều ... [xem thêm]

Chuyên mục cao huyết áp

(74)
Huyết áp trung bình của mỗi độ tuổi không giống nhau. Việc tìm hiểu về chỉ số huyết áp bình thường là bước đầu tiên trong việc bảo vệ sức khỏe ... [xem thêm]

Không chỉ xảy ra ở mẹ bầu, trẻ nhỏ cũng có thể mắc hội chứng Pica

(60)
Trẻ nhỏ rất tò mò, nên chúng hay bỏ những vật lạ vào miệng. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thường xuyên ăn những thứ không ăn được như ... [xem thêm]

5 điểm bấm huyệt giúp bạn ngủ ngon

(18)
Bấm huyệt đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy bấm huyệt có tác động tích cực đến giấc ngủ của bạn. Bấm huyệt không làm ... [xem thêm]

Tác dụng của cà phê đối với trí não

(61)
Cà phê là thức uống phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nói đến tác dụng của cà phê, hầu hết mọi người đều cho rằng công ... [xem thêm]

Giúp bạn chọn lựa cách tái tạo bề mặt da thích hợp nhất

(47)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

Có thật phụ nữ sống chung sẽ có kỳ kinh giống nhau?

(52)
Bạn có biết kinh nguyệt cũng có thể phản ánh được tình trạng cơ thể của bạn? Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: Bạn sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ ... [xem thêm]

Cách điều trị u xơ tử cung không cần phải phẫu thuật

(82)
U xơ tử cung là một căn bệnh phụ khoa, có thể gây ra các biến chứng nặng như: Băng huyết, rong kinh, đau vùng bụng dưới… Với những trường hợp nặng, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN