Thuỷ đậu và thai kỳ

(3.89) - 19 đánh giá

Thuỷ đậu, có khi dân gian mình gọi là trái rạ, là một bệnh do nhiễm virus tên là Herpes zoster. Nếu bạn đã từng nhiễm thuỷ đậu, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra miễn dịch chống lại virus. Nếu virus xâm nhập cơ thể bạn lần nữa thì sẽ bị tiêu diệt không thương tiếc. Nhưng nếu chưa từng bị thuỷ đậu, có vài điều bạn cần lưu ý, nhất là khi có thai.

Tại sao nhiễm virus gây bệnh?

Bạn nhiễm virus từ người đang mắc bệnh. Người nhiễm bệnh có thể truyền bệnh từ trước khi xuất hiện bóng nước 2 ngày cho đến khi các bóng nước này khô mài (đóng vảy). Trong thời gian này, bạn có nguy cơ nhiễm khi:

  • Tiếp xúc gần.
  • Đối diện với người mắc bệnh ít nhất 5 phút.
  • Ở cùng phòng với người bệnh ít nhất 15 phút.

Từ khi bạn bị nhiễm virus đến khi có biểu hiện triệu chứng là khoảng 10 ngày đến 3 tuần, khoảng thời gian này gọi là thời gian ủ bệnh.

Tôi phải làm gì khi tiếp xúc với người bị thuỷ đậu khi tôi mang thai?

Nếu bạn từng bị thuỷ đậu rồi, bạn không cần lo lắng, không cần làm gì cả. Kháng thể của bạn có thể bảo vệ bạn, bảo vệ em bé của bạn.

Nếu chưa bị hoặc không chắc, hoặc thấy nổi bóng nước nghi ngờ thuỷ đậu, bạn nên đi khám ngay.

Bị thuỷ đậu khi có thai có gì quan trọng?

Dù tỷ lệ không nhiều nhưng có khi gây những ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan…Nguy cơ tăng ở nhóm phụ nữ hút thuốc, có sẵn bệnh lý ở phổi, thai sau 20 tuần tuổi.

Ảnh hưởng lên thai tuỳ giai đoạn nhiễm bệnh:

  • < 28 tuần: thai ít bị ảnh hưởng hơn so với các giai đoạn khác, dù có thể tổn thương thai nhưng tỷ lệ không nhiều. Thai nhi có thể bị tổn thương ở mắt, tay chân, não…Nếu cần, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc và hướng dẫn cách theo dõi thai kỳ. Bạn cần thông báo cho bác sĩ khám thai nếu không theo dõi liên tục ở cùng một bác sĩ để đánh giá thai ở giai đoạn sau.
  • 28-36 tuần: Thai nhi có thể nhiễm virus nhưng không biểu hiện triệu chứng.
  • > 36 tuần: đây là giai đoạn ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu bạn sinh con trong vòng 7 ngày xuất hiện bóng nước hoặc tuần đầu sau sinh, em bé có thể mắc thuỷ đậu nên sẽ được sử dụng thuốc dự phòng hay điều trị.

Bạn vẫn có thể cho con bú nếu mắc thuỷ đậu trong thai kỳ hay sau sinh, nhưng nếu bóng nước ngay đầu vú, bạn cho con bú bằng vú đối bên, vắt sữa bỏ chờ đến khi bóng nước khô, đóng vảy.

Nếu bạn mắc thuỷ đậu, bạn nên tránh tiếp xúc với mấy chị bầu hay những ai đang mong muốn có thai.

Khi nào tôi cần đến bệnh viện khi bị thuỷ đậu?

Khi bạn thấy: đau ngực, khó thở; đau đầu, nôn ói hay mệt mỏi nhiều, ra huyết âm đạo, bóng nước chảy máu, nổi quá nhiều bóng nước.

Khi mang thai mà bị thuỷ đậu thì sinh em bé khi nào là tốt?

Thời điểm sinh tuỳ thuộc tình trạng của bạn và thai nhi. Tốt nhất nên chờ lui bệnh, bạn bình phục, lý tưởng nhất là sau 7 ngày từ khi nổi bóng nước. Nhưng nếu bạn không đủ sức khoẻ, có biến chứng khi bị thuỷ đậu, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm với bạn, có thể phải sớm hơn thời điểm dự đoán.

Cuối cùng, mình nhắn bạn, bạn thấy vai trò của tiêm ngừa rồi chứ? Với lại, hãy hỏi bác sĩ tất cả những điều bạn băn khoăn. Không tắm rửa, không ra nắng – gió…không giúp ích gì đâu nha, thật đó!

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1792480370848539

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vô sinh ở phụ nữ (Những vấn đề cơ bản)

(97)
Những lý do có thể khiến người phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai là gì? Một người phụ nữ có thể gặp khó khăn khi mang thai vì nhiều lý do khác nhau. Chúng ... [xem thêm]

Huyết khối tĩnh mạch sâu

(73)
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng mà trong đó các cục máu đông (huyết khối) hình thành trong tĩnh mạch sâu ở ... [xem thêm]

Tăng sinh nội mạc tử cung (Quá sản nội mạc tử cung)

(76)
Tăng sinh nội mạc tử cung là gì? Tăng sinh nội mạc tử cung (hay còn gọi là quá sản nội mạc tử cung) xảy ra khi nội mạc tử cung – lớp lót trong cùng của ... [xem thêm]

Các lựa chọn khi mang thai: nuôi con, cho làm con nuôi, và phá thai

(14)
Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở ... [xem thêm]

Bài 28 – Làm gì khi bị chấn thương trong thai kỳ

(82)
Những loại chấn thương hay gặp Bị đánh: do mâu thuẫn va chạm, và người “ra tay” đâu còn tâm sức để ý bạn có bầu hay không. Phụ nữ chân yếu tay mềm, ... [xem thêm]

Dấu hiệu và biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

(41)
Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Bạn có thể đã bị sốc khi phát hiện ra rằng bạn bị tiểu đường thai kỳ – nhiều phụ nữ không có ... [xem thêm]

Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

(30)
Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh. Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử ... [xem thêm]

Sẩy thai sớm

(69)
Sẩy thai sớm là gì? Thai phụ bị mất thai trước 20 tuần thì được gọi là sẩy thai sớm. Sẩy thai sớm có thường gặp không? Sự sẩy thai xảy ra phổ biến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN