Tổng quan về quy trình phẫu thuật dương vật cong

(3.8) - 84 đánh giá

Nhiều bố mẹ thường rất lo lắng khi thấy con bị cong dương vật. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến và có thể được điều trị bằng phẫu thuật dương vật cong.

Dương vật cong là một tình trạng bẩm sinh làm cho dương vật cong lên hoặc cong xuống rõ ràng. Đường cong có thể ở gốc, tuyến hoặc đầu dương vật. Cong dương vật là một tình trạng phổ biến. Trong 200 bé trai có một bé bị cong dương vật. Nếu con bạn có tình trạng này, bác sĩ có thể chẩn đoán được dễ dàng. Phẫu thuật cong dương vật thường được thực hiện bởi chuyên gia tiết niệu nhi khi trẻ trên 6 tháng tuổi.

Các bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật dương vật cong

Trước khi làm phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu khám sức khỏe cho trẻ để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, tiếp theo là xét nghiệm máu và nước tiểu. Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về các yếu tố khác như gây mê và rủi ro của thủ thuật. Nếu trẻ đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào, bạn hãy nói cho bác sĩ biết. Một số loại thuốc cần được ngưng trước khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, một số loại thuốc sẽ cần thiết để chuẩn bị cho phẫu thuật.

Trước khi làm thủ thuật, trẻ cần phải ngừng ăn. Bác sĩ cũng sẽ gây mê để trẻ không cảm thấy đau.

Phẫu thuật dương vật cong

Để tăng cường dương vật, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng các kỹ thuật như:

  • Loại bỏ các mô hạn chế cương cứng.
  • Điều chỉnh độ dài của các cạnh dài hơn và ngắn hơn của dương vật.
  • Kéo dài niệu đạo nếu niệu đạo ngắn, bằng cách sử dụng mô từ bao quy đầu hoặc từ một vị trí khác.
  • Để xác nhận dương vật thẳng, bác sĩ sẽ dùng một thuốc tiêm đặc biệt để giúp cương cứng.

Phẫu thuật cong dương vật thường mất 1 hoặc 2 giờ, có thể kéo dài hơn nếu dương vật bị cong nặng. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật ngoại trú, có nghĩa là trẻ có thể rời bệnh viện trong ngày.

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dương vật cong

Khi trẻ vẫn nằm trong bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Nhân viên y tế sẽ theo dõi và cho trẻ uống thuốc giảm đau nếu cần. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên:

  • Rửa tay của bạn và con trai bạn thường xuyên, nhắc nhở khách đến thăm và nhân viên y tế rửa sạch tay.
  • Không để người khác chạm vào vết rạch của trẻ. Khi trẻ trở về nhà, không cho trẻ tham gia vào các hoạt động nặng cho đến khi dương vật lành hoàn toàn. Trẻ chỉ được hoạt động nhẹ và thoải mái. Trước khi trẻ được xuất viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cho rằng có gì đó không đúng hoặc nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của biến chứng như:
    • Đau đáng kể mặc dù đã sử dụng thuốc
    • Đỏ, tăng sưng hoặc đau ở dương vật
    • Chảy máu từ dương vật
    • Sốt
    • Ớn lạnh
    • Buồn nôn liên tục hoặc nôn
    • Giảm sự thèm ăn hoặc khó cho ăn
    • Các vấn đề đi tiểu
    • Vết khâu bung ra

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 thói quen xấu là nguyên nhân gây mụn mà bạn không ngờ tới!

(21)
Bạn đang phải khổ sở vì làn da có quá nhiều mụn? Ngoài những tác nhân về sinh lý, thực chất còn có cả những thói quen xấu chính là nguyên nhân gây ra mụn ... [xem thêm]

Bạn biết gì về ung thư xương nguyên phát?

(12)
Ung thư xương nguyên phát là một dạng ung thư xương, bắt nguồn từ xương. Đây là loại ung thư xương hiếm gặp và gồm nhiều loại khác nhau.Ung thư xương ... [xem thêm]

Mẹ bầu bị viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi?

(19)
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh tuy ... [xem thêm]

Cảnh báo về tập thể dục khi mang thai

(51)
Nhiều bà bầu vẫn duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ, bạn nên tránh bất kỳ hoạt động nào ... [xem thêm]

Tất tần tật về tình trạng sinh non mà bạn quan tâm

(17)
Sinh non là một vấn đề rất thường gặp. Tuy nhiên, việc biết lý do vì sao và rủi ro mà bé gặp phải khi chào đời quá sớm rất cần thiết. Điều này sẽ ... [xem thêm]

Thai ngôi mông: mẹ bầu cần biết gì?

(34)
Thông thường, trẻ trước khi sinh sẽ quay về vị trí nằm dọc (ngôi đỉnh), nhưng với thai ngôi mông thì chân và mông của bé lại nằm ở hướng đi ra ... [xem thêm]

Những điều cần biết về thuốc Loratadine (Phần 1)

(49)
Loratadine là thuốc kháng histamin được dùng để điều trị các triệu chứng như ngứa ngáy, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi do “cảm mạo” cùng ... [xem thêm]

Viêm túi tinh

(89)
Tìm hiểu chungTúi tinh là gì?Túi tinh là một cơ quan có cấu trúc hình túi, gồm hai túi, nằm sau và ở dưới đáy bàng quang. Túi tinh được tạo bởi các lớp cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN