Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ không phải là tình trạng hiếm gặp. Để đảm bảo an toàn cho con, bố mẹ nên áp dụng biện pháp điều trị bệnh lý này ngay khi bắt gặp triệu chứng vì hệ miễn dịch ở trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Hiện tượng đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng viêm ở phần bên trong mí mắt, khiến các mạch máu trở nên rõ ràng và tạo nên màu hồng hoặc đỏ ở mắt. Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ không phải là trường hợp hiếm vì bệnh lý này phổ biến ở mọi độ tuổi. Lúc này, trẻ có thể cảm thấy ngứa trong mắt, đồng thời tiết dịch khá nhiều ở khóe mắt.
Đau mắt đỏ có thể bắt nguồn từ việc nhiễm trùng mắt hoặc tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng. Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng tự nhiên.
Vì hệ miễn dịch ở trẻ vẫn chưa hoàn thiện, nên bố mẹ cần bỏ túi một số phương pháp sau để biết bản thân cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ.
Bạn có thể muốn đọc thêm: Hiện tượng đau mắt đỏ sẽ kéo dài bao lâu?
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ?
Nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh cao hơn bất kỳ độ tuổi nào khác do các tế bào bạch cầu của trẻ vẫn đang trong thời kỳ phát triển. Do đó, những biện pháp tự nhiên đặc hiệu đối với bệnh lý này nên được áp dụng ngay lập tức. Càng điều trị sớm, nguy cơ nhiễm trùng lây lan ở trẻ càng giảm.
Các chuyên gia đã khuyến nghị 11 biện pháp khắc phục hiện tượng đau mắt ở trẻ sơ sinh tại nhà dành cho các bố mẹ có trẻ nhỏ không may bị bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Vạch trần 5 dạng nhiễm trùng gây đau mắt ở trẻ sơ sinh.
1. Sữa mẹ
Những nhà nghiên cứu có lý do để cho rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đặc tính nuôi dưỡng trẻ, sữa mẹ còn có khả năng chữa bệnh. Với sự xuất hiện của colostrum (sữa non), ngoài những vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa kháng sinh giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
Bác sĩ cũng khuyến nghị dùng sữa mẹ để chữa cho trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ. Bạn có thể dùng nó như một lớp “thuốc” thoa ngoài da theo những bước sau:
- Thoa sữa mẹ lên cả hai mí mắt của bé từ 2–3 lần mỗi ngày
- Có thể thoa trực tiếp hoặc đựng sữa mẹ trong ly rồi dùng ống nhỏ giọt
- Lưu ý thoa cả hai mắt cho bé để tránh tình trạng lây lan từ mắt bị nhiễm trùng sang mắt khỏe mạnh
2. Mật ong nguyên chất
Mật ong được nhiều người biết đến với đặc tính chống nấm, kháng khuẩn và kháng sinh. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể sử dụng mật ong như liệu pháp thiên nhiên để điều trị cho trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy mật ong Manuka đạt kết quả tốt nhất cho việc khắc phục trình trạng nhiễm trùng mắt. Tuy nhiên, thực tế bất kỳ loại mật ong nguyên chất nào cũng đều hoạt động tốt. Bạn có thể tiến hành liệu trình này theo các bước như sau:
- Chuẩn bị 1/4 chén mật ong nguyên chất và hòa với lượng nước ấm vừa phải
- Sử dụng ống nhỏ giọt tiệt trùng, đặt 1–2 giọt lên mỗi mí mắt của trẻ theo chỉ định của bác sĩ
3. Colloidal Silver (keo bạc)
Colloidal Silver là một loại khoáng chất chiết xuất từ bạc nguyên chất, có khả năng làm dịu mắt cũng như các kích ứng xảy ra do viêm nhiễm. Đây là một giải pháp dùng để điều trị nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh đã qua thử nghiệm lâm sàng. Bạn có thể sử dụng biện pháp này theo liệu trình như sau:
- Sử dụng ống nhỏ giọt tiệt trùng và nhỏ 2–3 giọt colloidal silver vào mắt
- Thực hiện 3–4 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng biến mất
- Hãy đảm bảo bạn đã nhỏ cả hai mắt của trẻ để phòng ngừa nhiễm trùng lây lan
4. Trà hoa cúc
Các đặc tính làm mát tự nhiên và hương thơm dịu nhẹ của trà hoa cúc giúp chữa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu. Bạn có thể thực hiện liệu pháp này theo hai cách sau:
- Ngâm hoa cúc trong nước sôi và để nguội. Sử dụng miếng bông tẩy trang tiệt trùng thấm vào dung dịch rồi đặt lên mí mắt
- Thêm một vài giọt tinh dầu hoa cúc vào nước cất. Sử dụng miếng bông tẩy trang tiệt trùng thấm vào dung dịch rồi đặt lên mí mắt. Bạn cần lưu ý rằng cách này không áp dụng cho trẻ dưới một tuổi.
5. Dung dịch nước muối sinh lý
Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng đau mắt đỏ đơn giản, kinh tế và phổ biến nhất là sử dụng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%). Nước muối sinh lý có khả năng làm dịu mắt cũng như làm sạch các tạp chất gây ra do nhiễm trùng nhờ tính năng khử trùng dạng nhẹ. Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý ở bất kỳ tiệm thuốc nào.
6. Khoai tây tươi
Thực tế, khoai tây có khả năng hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và giảm kích ứng. Bạn cũng có thể dùng khoai tây để khắc phục tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh như sau:
- Rửa sạch khoai tây rồi cắt một lát mỏng. Đặt một lát khoai tây lên mắt bị nhiễm trùng
- Nghiền khoai tây và đắp lên mắt trẻ (tương tự đắp mặt nạ) trong 5–10 phút
- Có thể lặp lại nhiều lần. Lưu ý, khoai tây được sử dụng phải là khoai tây tươi sống
7. Vitamin A
Một chế độ ăn giàu vitamin A như cà rốt và rau bó xôi sẽ bảo vệ cơ thể, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các tế bào bạch cầu khỏe mạnh để chống lại nhiễm trùng trong cơ thể.
8. Kẽm và vitamin C
Hãy tăng lượng rau, trái cây họ cam, cá và trứng trong chế độ ăn của trẻ mới biết đi nhằm xây dựng khả năng miễn dịch ở trẻ mạnh hơn.
9. Thuốc không kê đơn (OTC)
Hiện này trên thị trường có một số loại thuốc không kê đơn (OTC) dành cho trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, tốt hơn hết bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.
10. Kháng sinh
Nếu hiện tượng đau mắt đỏ không tự lành sau một thời gian ngắn (khoảng hai tuần) hoặc trẻ biểu hiện một số triệu chứng trở nặng như sốt, cần cho trẻ đến bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc kèm theo kháng sinh, tùy thuộc vào bản chất nhiễm trùng cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.
Bạn có thể muốn biết: Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết.
Nhìn chung, đau mắt đỏ không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ vẫn cần phải được lưu tâm nhiều và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà càng sớm càng tốt nhằm tránh trường hợp biến chứng phát sinh.