Trẻ sơ sinh bú mẹ có cần bổ sung thêm vitamin?

(3.54) - 83 đánh giá

Nhiều mẹ thắc mắc với Chúng tôi rằng có cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ sơ sinh bú mẹ không. Câu trả lời là có, nhưng trong một số trường hợp cụ thể.

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm lý tưởng có đầy đủ dưỡng chất giúp con yêu lớn lên khỏe mạnh và chống lại các loại bệnh tật như rối loạn đông máu, còi xương, chậm phát triển, thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, liệu sữa mẹ có đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết sau.

Vitamin K

Lúc mới chào đời, trẻ sơ sinh có hàm lượng vitamin K thấp trong cơ thể và sữa mẹ chỉ cung cấp một lượng nhỏ vitamin này. Vitamin K giúp máu đông lại khi bị thương và kiểm soát tình trạng chảy máu. Vì vậy, dù bé có bú mẹ hay không nhưng vẫn nên tiêm 1 mũi vitamin K ngay sau khi chào đời. Điều này giúp trẻ phòng chứng máu khó đông, một dạng bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm đến sức khỏe về sau. Sau đó, bé sẽ không cần bổ sung thêm vitamin này nữa.

Vitamin D

Trẻ sơ sinh dùng vitamin D để hấp thụ canxi và giúp xương, răng chắc khỏe. Thêm vào đó, vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch nên có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu không đủ vitamin D, bé có nguy cơ bị còi xương. Đây là chứng bệnh dẫn đến tình trạng mềm xương và kèm theo các tác động xấu đến sự phát triển cơ xương khớp ở trẻ em. Ngoài ra, còi xương còn gây ra chứng tăng trưởng chậm, xuất hiện những cơn đau bất thường hoặc biến dạng xương như chân vòng kiềng.

Dù hiếm nhưng trẻ sơ sinh vẫn bị còi xương nếu không nhận đủ vitamin D từ sữa mẹ. Con yêu có thể hấp thụ vitamin D từ mặt trời. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích bé tiếp xúc trực diện với ánh nắng gay gắt. Nếu đưa con ra ngoài, bạn hãy che chắn và bôi kem chống nắng nhằm phòng tránh các tia tử ngoại có hại. Chỉ nên để trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm vì khi đó, ánh mặt trời dịu nhẹ nhất.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức chứa vitamin D (ít nhất 400IU) không cần bổ sung thêm vitamin D nữa.

Sắt

Sắt là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ và giữ vai trò tạo ra các hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Con yêu có khả năng bị thiếu máu nếu không nhận đủ lượng sắt. Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi không có triệu chứng hoặc biểu hiện qua việc da bé tái nhợt, tim đập nhanh, kén ăn và thể trạng kém. Thiếu sắt lâu dài còn khiến bé gặp nhiều vấn đề về sự phát triển của cơ và não.

Sữa mẹ có chứa sắt, dù chỉ là một lượng nhỏ nhưng vẫn đủ cho con yêu. Trẻ sơ sinh hấp thụ sắt trong sữa mẹ rất tốt và thậm chí còn tốt hơn trẻ được cho bú bằng sữa công thức. Thông thường, thai nhi đã dự trữ sắt trong cơ thể vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Vì vậy, khi chào đời, trẻ sơ sinh vừa có lượng sắt đã dự trữ và lượng sắt trong sữa mẹ nên khoáng chất này khá đủ cho bé. Trẻ có đủ sắt cần thiết cho 4 – 6 tháng đầu đời.

Vào lúc 6 tháng tuổi, bé bắt đầu sử dụng các chức năng của cơ thể nhiều hơn, dẫn đến lượng sắt chứa trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển. Vì vậy, bác sĩ nhi khoa đề nghị bổ sung chất sắt cho con bạn. Sắt được bổ sung dưới dạng lỏng với liều 1mg/kg/ngày cho đến khi con bạn nhận đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của bé. Khi 1 tuổi, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị thiếu sắt không và cho bạn biết nếu cần bổ sung sắt.

Nếu con bạn vừa bú sữa mẹ vừa uống sữa công thức và bú mẹ hơn một nửa thời gian, bé sẽ cần bổ sung sắt. Việc bổ sung cho trẻ bú mẹ một phần giống như đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Trẻ uống sữa công thức không cần bổ sung sắt nếu trong sữa đã có đủ lượng sắt cần thiết.

Fluoride

Fluoride là chất khoáng cần thiết giúp tăng cường men răng, hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng. Trong sữa mẹ có chứa fluoride, vì vậy bé không cần nạp thêm khoáng chất này vào 6 tháng đầu. Bổ sung hay không tùy thuộc vào nước uống cũng như chế độ dinh dưỡng của bé. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung fluoride nếu:

  • Bạn dùng nước giếng: Thông thường, nước giếng sẽ chứa một lượng fluoride tự nhiên, nhưng không đủ cho bé.
  • Nước đóng chai: Nếu bạn thường xuyên sử dụng nước đóng chai, con đôi khi lại thiếu nhiều fluoride. Tuy nhiên, một số loại nước có bổ sung khoáng chất này. Do đó, bạn hãy đọc thành phần chi tiết sản phẩm để tìm hiểu xem hàm lượng khoáng chất có trong đó là bao nhiêu.

Một số trường hợp đặc biệt

Các gợi ý ở trên đều dành cho trẻ sinh đủ tháng. Bên cạnh đó, vẫn xuất hiện trường hợp các bé sinh thiếu tháng kèm theo các vấn đề về sức khỏe. Tùy vào tình trạng, một số trẻ sẽ cần được bổ sung đầy đủ sắt từ khi được 4 tháng tuổi hoặc một số loại vitamin khác, chẳng hạn như:

  • Sinh non: Một em bé sinh non có nhu cầu khác với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh non không thể dự trữ được lượng sắt nhiều như những trẻ khác và cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn nữa mà sữa mẹ hoặc sữa công thức không thể cung cấp. Loại và liều lượng khoáng chất bổ sung phụ thuộc vào thời gian trẻ sinh ra và tình trạng sức khỏe của bé.
  • Trẻ sơ sinh kèm theo các vấn đề về sức khỏe: Trẻ sinh ra có vấn đề về sức khỏe có thể cần bổ sung sắt hoặc các vitamin và khoáng chất khác ngay từ đầu. Biết bé mắc những căn bệnh riêng biệt nào, bác sĩ mới xác định trẻ cần bổ sung loại chất nào.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ ăn chay: Thịt và các sản phẩm từ sữa là những nguồn thực phẩm chính chứa vitamin B12. Vì vậy, nếu bạn tuân theo chế độ ăn uống thuần chay, sữa mẹ có thể không chứa đủ loại vitamin này. Có thể bạn cần bổ sung vitamin B12 trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, con yêu cũng có thể phải nạp thêm nếu hàm lượng vitamin B12 của mẹ quá thấp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lòng biết ơn – Chìa khóa của hạnh phúc

(83)
Vì sao khi nói về hạnh phúc chúng ta lại nghiên cứu về lòng biết ơn? Có một nguyên tắc bất di bất dịch của cuộc sống đó là: cho đi để được nhận. ... [xem thêm]

9 lầm tưởng chết người khi giảm cân

(95)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Bạn biết gì về chứng sợ máu?

(50)
Chứng sợ máu có tên khoa học là homophobia, là một chứng sợ khá phổ biến ở nhiều người. Một số người sợ máu tới mức độ cùng cực có thể ngất xỉu ... [xem thêm]

Nói chuyện về tình dục với bạn đời, dễ hay khó?

(29)
Nếu chuyện phòng the hiện tại không được như ý muốn, một trong những cách mà bạn nên thử chính là nói trực tiếp ra ý muốn của mình. Các nhà tâm lý ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ từ việc uống sữa đậu nành quá nhiều

(75)
Sữa đậu nành có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì hấp thu nhiều quá cũng không tốt và các thực phẩm từ đậu nành cũng vậy.Các nghiên ... [xem thêm]

18 tác dụng kì diệu của mật ong sẽ khiến bạn bất ngờ

(13)
Mật ong không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong ăn uống mà tác dụng của nó còn được công nhận trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Vậy mật ong có tác ... [xem thêm]

40 tuần

(48)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Cảm xúc của bé đang dần trở nên rõ ràng hơn. Trong vài tháng tới, bé đã có thể học cách đánh giá, bắt ... [xem thêm]

Cây xô thơm: Loại thảo dược quý giúp bạn cải thiện sức khỏe

(79)
Cây xô thơm là một loại thảo dược thường được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn trên khắp thế giới. Đặc biệt, cây xô thơm mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN