Tự ý uống thuốc nên bị viêm mạch dị ứng

(3.73) - 33 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm mạch là bệnh gì?

Viêm mạch là tình trạng viêm các mạch máu. Bệnh này làm cho các thành mạch máu thay đổi bất thường, bao gồm dày lên, yếu, hẹp và tạo sẹo. Những thay đổi này làm hạn chế lưu lượng máu, gây tổn thương cơ quan và mô. Có rất nhiều loại viêm mạch và bệnh này thường hiếm gặp. Viêm mạch có thể ảnh hưởng đến một cơ quan chẳng hạn như da hoặc có thể liên quan đến một số cơ quan khác. Bệnh này có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm mạch là gì?

Các triệu chứng thông thường của viêm mạch là:

  • Mệt mỏi và khó chịu;
  • Suy nhược và sụt cân;
  • Phát ban, đổi màu da và loét;
  • Đau cơ;
  • Khó thở và ho;
  • Suy tim sung huyết;
  • Nhức đầu, lú lẫn, động kinh, đột quỵ, liệt, tê và đầu óc choáng váng;
  • Suy thận.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm mạch?

Hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra viêm mạch. Một số loại viêm mạch được cho là do di truyền. Một số khác do hệ miễn dịch nhầm lẫn tấn công các tế bào mạch máu. Các yếu tố kích hoạt có thể gây ra phản ứng hệ miễn dịch này bao gồm:

  • Nhiễm trùng chẳng hạn như viêm gan B và viêm gan C;
  • Ung thư máu;
  • Các bệnh về hệ miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus và xơ cứng bì;
  • Phản ứng với một số thuốc.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm mạch?

Bệnh này rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng một số loại viêm mạch có ảnh hưởng đến một số nhóm tuổi nhất định hơn những nhóm tuổi khác.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mạch?

Hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin về các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm mạch.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm mạch?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm mạch?

Việc điều trị của bạn sẽ được tập trung vào kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc và giải quyết bất kỳ bệnh nền nào đã kích hoạt viêm mạch.

Điều trị viêm mạch phụ thuộc hoàn toàn vào chẩn đoán và các cơ quan bị ảnh hưởng. Nếu viêm mạch do phản ứng dị ứng, bệnh có thể tự biến mất và không cần điều trị. Trong các trường hợp khác, khi các cơ quan quan trọng như phổi, não hoặc thận bị tổn thương thì việc điều trị tích cực và kịp thời là điều cần thiết. Bác sĩ có thể dùng corticosteroid để kiểm soát tình trạng viêm. Bạn có thể được bác sĩ kê toa một loại thuốc corticosteroid như prednisone hoặc methylprednisolone (Medrol®). Tác dụng phụ của corticosteroid có thể rất trầm trọng, đặc biệt nếu bạn uống thuốc trong một thời gian dài.

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Nếu bạn không dùng được corticosteroid, bác sĩ có thể kê toa thuốc gây độc tế bào hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Những loại thuốc này giết chết hoặc làm giảm chức năng của các tế bào hệ miễn dịch gây viêm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm mạch?

Vì đa số các tình trạng viêm mạch là tự miễn (hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào các mạch máu) nên không có các biện pháp phòng ngừa. Một số loại bệnh liên quan đến nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng có thể phòng ngừa được nếu nhiễm trùng được ngăn ngừa hoặc tránh tác nhân gây dị ứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Những cú đạp của thai nhi cho thấy con phát triển khỏe mạnh

(94)
Lần đầu cảm nhận được những cú đạp của thai nhi trong bụng sẽ là kỷ niệm không thể nào quên đối với mẹ bầu. Bên cạnh đó, hành động này còn giúp ... [xem thêm]

Cách làm trẻ hứng thú với những bữa ăn và ăn uống lành mạnh hơn

(92)
Thực phẩm lành mạnh giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu cũng như hỗ trợ khả năng học tập. Cha mẹ nên cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất ... [xem thêm]

Mẹ nên sử dụng tã vải hay tã giấy cho bé?

(20)
Dù chọn loại bằng vải hay giấy, bạn vẫn phải chấp nhận rằng tã là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm làm bố mẹ.Không có chuyện đúng hay sai ... [xem thêm]

Mách bạn một số cách điều trị rối loạn lipid máu dễ dàng

(32)
Điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa những vấn đề sức khỏe phát sinh ở tim và hệ tuần hoàn.Rối loạn lipid ... [xem thêm]

Những điều cần biết về cây thường xuân và những loại cây tương tự

(61)
Nhiễm độc cây thường xuân, nhiễm độc sồi và nhiễm độc cây muối có thể gây phát ban, ngứa ngáy kéo dài từ 1–3 tuần. Nếu bị, bạn phải làm sao để ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa bên tay thuận và đột quỵ

(49)
Chứng mất ngôn ngữ là gì?Chứng mất ngôn ngữ là một sự suy giảm khả năng về ngôn ngữ xảy ra khi một người bị chấn thương ở khu vực điều khiển ngôn ... [xem thêm]

Cách quan hệ lần đầu với người yêu để “chuyện ấy” suôn sẻ!

(39)
Những cách quan hệ lần đầu sẽ giúp cho các cặp đôi thêm tự tin hơn khi làm chuyện ấy và tránh được những bỡ ngỡ khi chưa có kinh nghiệm giường chiếu. ... [xem thêm]

Phát hiện mới: tính toán calo khi giảm cân là sai lầm!

(84)
Đã có nhiều nhận định sai lầm rằng giảm cân vô cùng khó bởi vì calo không chịu mất đi. Thực tế rằng, tiêu hao calo chỉ là 1 phần trong kế hoạch giảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN