Vỏ liễu là thảo dược gì?

(3.74) - 13 đánh giá

Tên thông thường: Vỏ liễu, Weidenrinde

Tên khoa học: Salix alba, Salix purpurea, Salix fragilis

Tác dụng

Vỏ liễu dùng để làm gì?

Vỏ liễu là vỏ cây từ nhiều loại cây liễu, bao gồm liễu trắng hoặc liễu châu Âu, liễu đen hoặc liễu âm, liễu tím và những loại khác. Vỏ cây được sử dụng để sản xuất thuốc.

Vỏ liễu hoạt động rất giống aspirin, vì vậy nó được sử dụng để giảm đau, bao gồm nhức đầu, đau cơ, đau bụng kinh, viêm khớp dạng thấp (RA), viêm xương khớp, bệnh gout và viêm cột sống dính khớp.

Vỏ liễu cũng được sử dụng để giảm sốt do cảm lạnh thông thường, cảm cúm và giảm cân.

Vỏ liễu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của vỏ liễu là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Vỏ cây liễu có chứa một hóa chất gọi là salicin tương tự như aspirin.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của vỏ liễu là gì?

Đối với đau lưng: chiết xuất vỏ liễu cung cấp 120–240mg salicin, sẽ giúp điều trị đau lưng. Liều cao 240mg có thể hiệu quả hơn.

Liều dùng của vỏ liễu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Vỏ liễu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của vỏ liễu là gì?

Vỏ liễu có các dạng bào chế:

  • Chiết xuất chất lỏng
  • Thuốc rượu
  • Bột

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vỏ liễu?

Vỏ cây liễu có thể gây ra:

  • Khó chịu dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Ngứa, phát ban và phản ứng dị ứng, đặc biệt ở những người dị ứng với aspirin.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng vỏ liễu, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của vỏ cây liễu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Những quy định cho vỏ liễu ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng vỏ liễu nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của vỏ liễu như thế nào?

Sử dụng vỏ liễu trong khi cho con bú có thể không an toàn. Vỏ cây liễu có chứa các hóa chất có thể vào sữa mẹ và có tác hại đối với trẻ bú mẹ. Không sử dụng thảo dược này nếu bạn đang cho con bú.

  • Trẻ em: vỏ cây liễu có thể không an toàn ở trẻ em khi uống vì có thể bị bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh và cảm cúm. Có một số lo ngại rằng, giống như aspirin, vỏ liễu có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng Reye.
  • Rối loạn chảy máu: vỏ cây liễu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
  • Bệnh thận: vỏ cây liễu có thể làm giảm lưu lượng máu qua thận, dẫn đến suy thận ở một số người. Nếu bạn bị bệnh thận, đừng dùng vỏ cây liễu.
  • Nhạy cảm với aspirin: người bị hen suyễn, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh gout, chảy máu, giảm bạch cầu hoặc thận hay bệnh gan có thể nhạy cảm với aspirin và vỏ cây liễu. Sử dụng vỏ cây liễu có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Vì vậy, ban tránh sử dụng thảo dược này.
  • Phẫu thuật: vỏ cây liễu có thể làm chậm quá trình đông máu. Nhiều người cho rằng có thể gây chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng vỏ liễu ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Vỏ liễu có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vỏ liễu.

Các sản phẩm có thể tương tác với vỏ cây liễu bao gồm:

Thuốc làm chậm đông máu (Thuốc chống đông máu/Thuốc kháng tiểu cầu)

Vỏ liễu có thể làm chậm đông máu. Dùng vỏ cây liễu cùng với các loại thuốc cũng làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam, những thuốc khác), ibuprofen (Advil, Motrin, những thuốc khác), naproxen (Anaprox, Naprosyn, những thuốc khác), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin) và những thuốc khác.

Aspirin

Vỏ cây liễu có chứa các hóa chất tương tự như aspirin. Dùng vỏ cây liễu cùng với aspirin có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của aspirin.

Choline Magnesium Trisalicylate

Vỏ cây liễu có chứa các hóa chất tương tự như Choline Magnesium Trisalicylate (Trilisate). Dùng vỏ cây liễu cùng với Choline Magnesium Trisalicylate có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của Choline Magnesium Trisalicylate.

Salsalate

Salsalate (Disalcid) được gọi là salicylate. Nó tương tự như aspirin. Vỏ cây liễu cũng chứa một salicylate tương tự như aspirin. Dùng salsalate (Disalcid) cùng với vỏ cây liễu có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của salsalate (Disalcid).

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ý dĩ là thảo dược gì?

(94)
Tên thông thường: hạt ý dĩ, bo bo, cườm gạo, ý dĩ nhân, ý mễ, lục cốc tử, mễ nhânTên khoa học: coix lachryma – jobi L., thuộc họ lúa – poaceaeTên tiếng ... [xem thêm]

Cây thiên môn chùm có nhiều tác dụng quý

(73)
Tên thường gọi: Thiên môn chùm, SatavariTên khoa học: Asparagus RacemosusTác dụngThiên môn chùm dùng để làm gì?Thiên môn chùm là một loại thảo dược được dùng ... [xem thêm]

Thiên ma là thảo dược gì?

(25)
Tên thông thường: black cohosh, black snakeroot, macrotys, bugbane, bugwort, rattleroot, rattleweedTên khoa học : Actaea macrotys, Actaea racemosaTác dụngThiên ma dùng để làm ... [xem thêm]

Hồng trà Nam Phi là thảo dược gì?

(93)
Tên thông thường: Red-Bush-Tea, Red-Bush-Tea tea, rooibos tea, hồng trà Nam Phi, trà bụi, trà đỏTên khoa học: Aspalathus linearisTác dụngHồng trà Nam Phi dùng để làm ... [xem thêm]

Tiêu thất là thảo dược gì?

(27)
Tìm hiểu chungTiêu thất dùng để làm gì?Tiêu thất là một loại thảo mộc có quả khô, phát triển đầy đủ nhưng chưa chín muồi được sử dụng để làm ... [xem thêm]

Lecithin đậu nành là thảo dược gì?

(46)
Tên thông thường: Soy Lecithin, Lécithine, Lécithine d’œuf, Lécithine de Graine de Soya, Lécithine de Soya, Lecitina, Ovolecithin, Ovolécithine, Phospholipide de SojaTên khoa học : ... [xem thêm]

Ngò tây Piert là thảo dược gì?

(70)
Tên thông thường: Mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây,Tên khoa học: Alchemilla arvensis, Aphanes arvensisTác dụngNgò tây Piert dùng để làm gì?Các phần của ngò ... [xem thêm]

Bacillus coagulans

(58)
Tên thông thường: B. Coagulans, Bacillus Bacteria, Bacillus Probiotics, Bactéries Bacilles, Bactéries à Gram Positif Sporogènes, Bactérie Gram Positive en Forme de Bâtonnet, Gram Positive ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN