11 mẹo hay để con kể về trường học với bố mẹ

(4.32) - 57 đánh giá

Vì sao trẻ không muốn đi học? Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Muốn biết câu trả lời, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bạn biết rằng kiến thức là vô tận và có thể học mãi không bao giờ hết. Thế nhưng, con bạn lại không thích đến trường. Mỗi buổi sáng, bạn đều phải vật lộn với con một lúc mới đưa con đến trường được. Vì sao lại có hiện tượng này? Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Do đó, để giải quyết vấn đề con không thích đi học, trước tiên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó, bạn mới có biện pháp khắc phục.

1. Bị bắt nạt ở trường

Bị bắt nạt là một trong những cơn ác mộng tồi tệ của trẻ khi đi học. Bé có thể bị các bạn trong lớp hay bạn lớn tuổi hơn, thậm chí là các nhân viên trong trường bắt nạt, quấy rối, dọa dẫm. Đôi khi, bé có thể bị bắt nạt trên xe buýt hoặc bằng những lời dọa dẫm của những người sống ở gần khu nhà bạn. Khi trẻ bị bắt nạt, việc đi học sẽ là một cực hình.

Bố mẹ nên làm gì?

Theo dõi các dấu hiệu báo hiệu trong hành vi của bé. Nếu bé ghét đến trường học, đột ngột im lặng và không quan tâm đến những hoạt động mà con từng yêu thích thì bạn nên nói chuyện với bé để tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với bé ở trường. Thông thường, bé lo lắng rằng khi mẹ nói chuyện với người quản lý hoặc giáo viên về việc mình bị bắt nạt, tình trạng có thể tồi tệ hơn.

Hãy giúp bé bình tĩnh và đảm bảo rằng bạn sẽ giúp bé trong mọi tình huống. Nếu bé đang đối mặt với tình trạng bạo lực học đường, bạn nên nói chuyện với giáo viên để tìm cách xử lý tiếp theo, kể cả sự can thiệp của cảnh sát, để ngăn chặn hành vi đó ở trường.

2. Áp lực học tập

Sau kỳ nghỉ, bé nhất quyết không muốn quay trở lại với việc đi học. Đơn giản vì bé cảm thấy quá khó khăn để điều chỉnh sự thay đổi trong học tập khi từ lớp nhỏ chuyển lên lớp lớn hơn. Chương trình học quá nặng, bài tập quá nhiều khiến bé dễ sinh chán nản và không muốn đi học. Ngoài ra, nếu bạn chuyển con đến một ngôi trường mới, trẻ sẽ khó bắt nhịp với các bạn và từ đó cảm thấy không thích đến trường.

Ba mẹ nên làm gì?

Bạn hãy giúp bé khi chuyển từ lớp nhỏ sang lớp lớn hơn một cách thoải mái. Nói chuyện với bé về lớp học mới và những áp lực mà bé phải đối mặt. Nếu bé cảm thấy mình có quá nhiều bài tập về nhà, bạn hãy giúp bé lập thời gian biểu để quản lý thời gian tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt giảm các hoạt động ngoại khóa để bé tập trung vào việc học ở trường. Hãy nói với bé rằng con nên dành thời gian để học thêm những môn mà bé đang gặp khó khăn. Điều này sẽ giúp bé tự tin và thích đến trường hơn.

3. Căng thẳng và mệt mỏi

Đôi khi, đi học gây ra nhiều căng thẳng và bé có thể muốn từ bỏ việc học hoàn toàn. Thậm chí, những căng thẳng trong cuộc sống có thể bắt nguồn từ trường học. Ví dụ, áp lực phải đạt kết quả tốt, hoàn thành các bài tập ở nhà, đặc biệt là khi các kỳ thi đang đến gần. Do quá bận học, nên bé cảm thấy mệt mỏi khi không có thời gian giải trí. Vui chơi với bạn là một điều rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Ba mẹ nên làm gì?

Là cha mẹ, bạn cần giúp bé đạt được sự cân bằng giữa học tập và cuộc sống bình thường. Hiểu được tầm quan trọng của bạn bè và tự do vui chơi. Đừng biến bé thành một con mọt sách, chỉ biết có học.

Bạn hãy giúp bé lên kế hoạch để cân bằng giữa việc học tập và vui chơi. Nếu trong tuần bé phải làm quá nhiều bài tập thì đến cuối tuần bạn nên cho bé ra ngoài thư giãn với bạn bè.

4. Không có hứng thú học tập

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chán đến trường là do bé không thích thú với việc học. Điều này dẫn đến việc trẻ chậm tiếp thu và thấy chán nản khi đến lớp. Một số trẻ cho rằng đến trường là lãng phí thời gian hoặc khi con đi học nhưng không đạt kết quả tốt, trẻ có thể lo lắng về việc học lại và thi lại, từ đó càng trở nên chán nản hơn.

Bố mẹ nên làm gì?

Giải thích cho con hiểu học là cách để mở rộng kiến thức và thực hiện mục tiêu của mình. Hãy thử dạy bé bằng nhiều phương pháp khác nhau để khơi gợi niềm hứng thú học tập của trẻ. Ngoài giờ học, bạn cho con theo đuổi môn năng khiếu mà con thích để giải trí.

Đi học là một việc thú vị và mong đợi chứ không phải là một sự trừng phạt. Bạn hãy đến gặp giáo viên của con để trao đổi với thầy/cô biện pháp giúp con yêu thích việc đi học.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chứng ăn cắp vặt (trộm cắp bệnh lý)

(46)
Tìm hiểu chungChứng ăn cắp vặt là gì?Chứng ăn cắp vặt (kleptomania), hay còn gọi là trộm cắp bệnh lý, là tình trạng người bệnh không thể ngăn cản ham ... [xem thêm]

U vú lành tính

(43)
U vú lành tính là một tình trạng khá phổ biến ở nữ giới. Có rất nhiều loại u vú lành tình, nhưng nhìn chung tất cả các loại này đều gây khó chịu cho ... [xem thêm]

6 gợi ý giúp phòng tránh bệnh hen suyễn từ thú cưng

(49)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Huyết áp bình thường: 5 điều nên biết càng sớm càng tốt!

(57)
Dù huyết áp cao hay huyết áp thấp đều có thể gây ra một số tình trạng bất lợi đối với sức khỏe của bạn. Vậy huyết áp bình thường của bạn là bao ... [xem thêm]

Bật mí cách làm siro dứa siêu đơn giản cho mẹ bận rộn

(34)
Siro dứa là một món giải khát rất tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ trong những ngày hè nóng bức. Cách làm siro dứa cũng khá đơn giản, chỉ với vài bước là bạn ... [xem thêm]

Mạch máu tiền đạo: Biến chứng nguy hiểm mẹ cần cẩn thận

(78)
Mạch máu tiền đạo là biến chứng rất hiếm gặp với tỷ lệ 4/10.000 ca sinh. Đây thật sự là biến chứng rất nguy hiểm, có thể khiến em bé tử vong, do đó ... [xem thêm]

Tiết lộ từ A đến Z những điều nên biết về mụn đầu đen

(50)
Mụn đầu đen mang lại cảm giác sần sùi và khiến làn da mất thẩm mỹ, lâu ngày sẽ tạo cho chúng ta sự khó chịu vì không thể thoát khỏi đám mụn đáng ghét ... [xem thêm]

Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?

(84)
Khi lên thực đơn cho người cao huyết áp, bạn cần biết người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để hạn chế sử dụng hoặc loại nó ra khỏi chế độ ăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN