5 điều bố mẹ cần biết để địu em bé an toàn và đúng cách

(4.26) - 68 đánh giá

Khi đưa bé ra ngoài, bố mẹ không thể ẵm bồng con mãi. Lúc này, bạn có thể nghĩ tới chiếc đai địu em bé rồi đấy. Nếu biết cách sử dụng địu em bé, vật dụng sẽ giúp bạn thảnh thơi hơn rất nhiều.

Trong năm dầu đời, bé sơ sinh thường rất yếu ớt nên bố mẹ cũng cần biết các lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Việc sử dụng địu em bé là một lựa chọn hữu ích nếu bạn vừa muốn chăm sóc, gần gũi bé vừa muốn tiết kiệm thời gian cũng như công sức.

Hãy cùng Chúng tôi khám phá tác dụng của địu em bé cũng như cách sử dụng địu em bé an toàn, hữu ích bạn nhé,

Tác dụng của địu em bé

Một số lợi ích mà vật dụng này mang đến cho bạn gồm

  • Đai địu em bé hỗ trợ việc cho con bú: Khi gần gũi con, bạn sẽ dễ dàng nhận ra con đang đói và cho bú mà không cần phải đợi bé khóc. Việc nhận thức về nhu cầu của bé sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé được tốt hơn
  • Con khóc ít hơn: Theo nghiên cứu, nhờ sử dụng đai địu em bé mà trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc ít hơn so với các bé khác.
  • Đai địu em bé có thể giúp tránh các biến dạng cột sống và sọ: Các bé thường xuyên phải ngồi trong xe đẩy hoặc nôi thường có nguy cơ cao bị dị dạng xương sọ hoặc cột sống. Việc địu em bé đúng cách giúp phát triển xương sọ, cột sống và cơ bắp của bé một cách tự nhiên.

Cách sử dụng đai địu em bé an toàn

Dưới đây là một vài gợi ý hướng dẫn địu em bé mà bố mẹ có thể tham khảo

1. Giữ cho bé được thở

Đối với địu em bé cho trẻ sơ sinh, bạn nên dùng loại địu có chất liệu mềm và luôn quan sát bé kỹ càng, tránh nguy cơ trẻ sơ sinh bị nghẹt thởn. Hãy chắc chắn rằng mũi của bé không bị ép chặt vào lồng ngực của người lớn hoặc địu.

Mũi con nên được làm sạch và giữ không cho cằm bé chạm vào ngực của bạn, ít nhất là cách hai ngón tay. Khi bé kiểm soát được đầu và cổ của mình thì bạn hãy đặt đầu bé quay sang một hướng, má nằm trên ngực của bạn trong khi bạn địu ở vị trí đối diện với bạn để tránh làm bé ngạt thở.

2. Ngăn bé trượt ra ngoài

Việc trẻ ngã từ độ cao ngang ngực bạn xuống là điều rất nguy hiểm cho em bé. Ngoài việc sử dụng địu có hỗ trợ phần đầu và cổ của bé, bạn phải luôn quan sát cẩn thận khi vừa địu bé vừa di chuyển. Nếu bạn cần phải nhặt một cái gì đó, hãy hạ thấp đầu gối xuống thay vì hạ thấp phần hông, nhờ vậy bé sẽ được giữ đứng thẳng.

3. Giữ bé với một hoặc cả hai tay

Nếu bạn chưa quen với việc địu bé hoặc mới bắt đầu sử dụng một loại địu mới, hãy dành thời gian để tìm hiểu cách sử dụng nó một cách hợp lý để đảm bảo rằng em bé được giữ chặt ở cả hai bên một cách an toàn. Bạn nên giữ bé bằng một hoặc hai tay cho đến khi bạn quen dần với việc địu bé và chắc chắn rằng tất cả các khóa và dây buộc đều đảm bảo an toàn. Theo thời gian, khi cảm thấy thoải mái với việc địu bé, bạn có thể không cần phải sử dụng tay để giữ.

4. Hỗ trợ đầu và cổ

Đối với trẻ sơ sinh, phần cổ rất yếu ớt nên bé không thể tự giữ đầu mình, vì vậy bố mẹ nên hỗ trợ bộ phận này của bé đúng cách. Bố mẹ nên địu bé khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi. Trong đó, địu bé sau lưng sẽ không được khuyến cáo cho đến khi bé lớn hơn một chút, ít nhất 6 tháng tuổi.

5. Bảo vệ hông của trẻ sơ sinh

Phần hông của trẻ sơ sinh sẽ phát triển mạnh hơn vào 4 tháng đầu đời. Vì vậy, bé cần được chăm sóc đặc biệt. Bố mẹ nên cho bé ra khỏi địu thường xuyên để hông, đầu gối và phần còn lại của cơ thể bé được vận động một cách tự do.

Ngoài những lưu ý trên, bạn nên lưu tâm đến những điều sau:

  • Trừ lúc cho con bú còn khi địu bé, mẹ nên đặt bé ngồi thẳng đứng
  • Luôn luôn kiểm tra địu em bé thường xuyên để biết liệu địu có bị mòn hoặc hư hỏng chi tiết nào không. Đồng thời kiểm tra lại tất cả các khóa và nút xem chúng đã được cài buộc an toàn hay chưa
  • Đầu gối của bé phải cao hơn phần đáy và chân duỗi ra hai bên để cột sống và hông được phát triển khỏe mạnh
  • Không nên địu bé ở tư thế quay mặt về phía trước (địu phía trước) vì chân của bé bị treo lơ lửng và có thể dẫn đến chứng loạn sản xương hông
  • Không được lái xe hoặc đạp xe khi đang địu bé
  • Không bao giờ được uống thức uống dạng lỏng và nóng như cà phê hoặc trà khi địu bé.

Các loại địu cho em bé sơ sinh

Một số loại đau địu em bé mà bạn có thể cân nhắc sử dụng cho bé yêu gồm

1. Địu võng

Địu võng là một miếng vải chắc chắn được vòng qua đầu và đeo trên một vai của bạn. Đây là loại địu lý tưởng dành cho trẻ sơ sinh vì kích thước của miếng vải sẽ vừa với cân nặng của bé. Các bé mới biết đi cũng nên sử dụng loại địu này ở tư thế địu ngồi. Loại địu vải cũng có nhiều chất liệu khác nhau, đệm hoặc không có đệm, có hoặc không có vòng để dễ dàng điều chỉnh.

2. Địu em bé bằng vải là lựa chọn tiện ích nhất

Địu vải là một miếng vải dài quấn quanh thân và cả hai vai của bạn. Đây là loại địu rất linh hoạt và ít tốn kém nhất.

3. Địu em bé có ghế ngồi như địu mềm

Đây là loại địu được làm bằng vật liệu đệm mềm nhưng được khâu vào một cái ghế với hai dây đai ở vai và khóa. Loại địu rất lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời và những dịp khác khi bạn địu bé trong một khoảng thời gian dài.

Trong số các loại địu thì địu võng và địu vải là lựa chọn lý tưởng cho các bé mới sinh

Với những hướng dẫn địu bé em bé an toàn, đúng cách như trên. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích thật nhiều cho các mẹ trong việc sớm tìm được loại địu phù hợp và an toàn cho bé yêu của mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Dùng sao cho an toàn?

(91)
Dung dịch vệ sinh phụ nữ không chỉ giúp làm sạch mà còn cân bằng độ pH vùng kín. Bạn có biết cách lựa chọn và cách dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của đột quỵ đối với sức khỏe như thế nào?

(69)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Cách làm chả lụa thơm ngon cho mâm cơm ngày Tết thêm hấp dẫn

(60)
Cách làm chả lụa ngon để miếng chả vừa có vị ngọt thơm từ thịt, vị cay từ tiêu, có độ giòn, dai ngon vừa phải là điều mà rất nhiều người muốn ... [xem thêm]

Đôi điều bố mẹ cần biết về loạn thị bẩm sinh ở trẻ

(95)
Trong các tật khúc xạ thì loạn thị rất hay gặp ở trẻ. Hơn ai hết, các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản về loạn thị ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn trang điểm đẹp mà không hại da

(95)
Người ta thường nói: “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Có thể hiểu trang điểm chính là một công cụ hữu ích ... [xem thêm]

Khắc phục da không đều màu bằng cách đơn giản

(48)
Đối với phái đẹp, da không đều màu là một trong những vấn đề họ lo ngại hàng đầu. Bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng những đốm nâu xuất hiện trên ... [xem thêm]

Ngày đầu tiên sau sinh của bé sẽ như thế nào?

(29)
Bạn sắp đến ngày vượt cạn và đang thắc mắc về ngày đầu tiên sau sinh của bé sẽ diễn ra như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng

(20)
Stress dường như đã trở thành vấn đề không thể tránh khỏi trong đời sống xã hội hiện nay. Nếu nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị stress ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN