5 lý do tại sao bạn thường xuyên đi tiểu đêm

(4.48) - 86 đánh giá

Bạn thường xuyên đi vệ sinh nhiều lần vào lúc nửa đêm? Rất có thể bạn đang mắc phải chứng đi tiểu đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn đấy!

Ai trong chúng ta cũng có đôi lúc phải thức dậy vì tiểu đêm, đây là một điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể sẽ bị rối loạn giấc ngủ và dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khỏe.

Người trưởng thành hầu như không bị tiểu đêm và có thể ngủ một mạch tới sáng. Bạn có thể mắc chứng tiểu đêm khi tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu kéo dài. Tỷ lệ bệnh có thể tăng theo độ tuổi lên tới 50% khi bạn trên 50 tuổi. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị tiểu đêm.

1. Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc thường gặp, chẳng hạn như thuốc Lasix và thuốc Hydrochlorothiazide dùng trị các trường hợp sưng, phù hoặc cao huyết áp cũng mang tính chất lợi tiểu. Nếu bạn đang chữa bệnh bằng những loại thuốc này, tốt nhất bạn nên uống trước khi ngủ ít nhất 6 tiếng.

Tác dụng phụ mang tính chất lợi tiểu của một số loại thuốc có thể khiến bạn đi tiểu nhiều cả ban đêm lẫn ban ngày.

2. Thói quen dùng nhiều chất kích thích

Các chất kích thích như cồn (rượu bia) hoặc caffeine đều có tính lợi tiểu, thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Chính vì thế, nếu như bạn có thói quen uống nhiều loại nước có chứa các loại chất kích thích này thì sẽ dễ có nguy cơ đi tiểu đêm nhiều lần.

Ngoài ra, nếu bạn uống quá nhiều bất kể loại chất lỏng nào đi chăng nữa cũng đều sẽ dẫn đến chứng tiểu đêm.

Bạn nên hạn chế uống nước cũng như tiêu thụ cồn hoặc caffeine 2 – 4 tiếng trước khi ngủ để tránh trường hợp phải thức dậy lúc nửa đêm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Bàng quang của bạn bị kích thích

Những thực phẩm gây kích thích (thức ăn cay, rượu bia) hoặc các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến cho bạn lầm tưởng rằng bàng quang của bạn đã “đầy”. Tuy nhiên, ở trường hợp này thì các vấn đề về đường tiết niệu cũng sẽ biểu hiện không chỉ trong ban đêm mà còn cả ban ngày.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

4. Bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ

Nếu bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm, bạn sẽ có cảm giác rằng mình cần phải đi tiểu hơn. Chính vì thế, đôi lúc không phải bạn thức giấc do mắc tiểu mà là do những lý do khác, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, tình trạng xảy ra khi bạn không thở được trong lúc đang ngủ và khiến bạn thức giấc.

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nếu bạn có thể điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, hay những vấn đề phổ biến khi ngủ, bạn cũng có thể cải thiện được chứng tiểu đêm.

Để có giấc ngủ ngon hơn và hạn chế tiểu đêm, bạn nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ và tránh dùng các thiết bị điện tử để làm việc hay online để giải trí.

5. Bệnh tiểu đường khiến bạn đi tiểu đêm

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, lượng đường dư thừa hoặc đường huyết sẽ có xu hướng di chuyển về phía thận, kéo theo đó là nước trong cơ thể. Chính vì thế, bạn sẽ dễ dàng đi tiểu đêm nhiều lần hơn so với người bình thường do nước di chuyển xuống bàng quang nhiều hơn.

Nếu bạn liên tục đi tiểu vào ban ngày cũng như ban đêm với một lượng lớn nước tiểu mỗi lần,bạn nên cân nhắc xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra đường huyết trong cơ thể.

Nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đêm nhiều lần có thể chỉ đơn giản là do bạn uống quá nhiều nước hoặc tiêu thụ các chất kích thích. Tuy nhiên, đôi lúc đây có thể là do tác dụng phụ của thuốc hoặc dấu hiệu của các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn giấc ngủ, tiểu đêm… Vì thế, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem liệu mình có đang gặp vấn đề về sức khỏe nào không khi tình trạng tiểu đêm lặp lại nhiều lần để kịp thời chữa trị nhé.

Hữu Hậu | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 bài tập phổ biến có thể gây nguy hiểm cho bạn

(29)
Cơ thể bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi một chỗ làm việc trong thời gian dài. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn thư giãn ... [xem thêm]

18 kỹ năng sống cho trẻ, bố mẹ cần trang bị cho con

(18)
Khi bé còn nhỏ, bạn luôn chăm chút kỹ lưỡng cho con từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện học tập, vui chơi. Khi trẻ lớn lên, bé dần rời xa vòng tay bạn. Do ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa di truyền và bệnh tiểu đường

(59)
Tiểu đường có di truyền không? Những nhân tố nào sẽ tham gia tác động vào quá trình này? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem liệu yếu tố di truyền và bệnh ... [xem thêm]

Xét nghiệm nào phát hiện bệnh thiếu máu?

(23)
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô cơ thể. Có nhiều bộ phận trong cơ thể có khả năng ... [xem thêm]

Ngăn ngừa cận thị ở trẻ từ những thói quen trong sinh hoạt

(61)
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của mắt bị cận thị và ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú

(31)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

6 nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư vú đến từ lối sống

(97)
Có những nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư vú mà đôi khi bạn không biết. Đó là những nguyên nhân gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!1/Có conNhững phụ nữ chưa có con hoặc ... [xem thêm]

Đau khớp gối ở người thừa cân: Đầu gối biết ơn nếu bạn giảm cân ngay

(87)
Đau khớp gối ở người thừa cân, béo phì là tình trạng rất thường hay gặp phải. Giảm 1 cân giúp đầu gối của bạn nhận được tới 10 cái lợi không ngờ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN