6 chất dinh dưỡng cho con mà nhiều mẹ thường bỏ sót

(3.51) - 63 đánh giá

Bố mẹ thường giành nhiều thời gian và công sức để lựa chọn, tính toán những thực phẩm bổ dưỡng cho con, đặc biệt là những thực phẩm giúp trẻ phát triển cơ thể và trí não. Dinh dưỡng nào là quan trọng cho trẻ? Trẻ phải ăn bao nhiêu là đủ cho sự phát triển bình thường của cơ thể? Dưới đây là danh sách những dưỡng chất cần thiết nhất cho con.

Protein

Protein xây dựng hệ cơ và các mô khác trong cơ thể, hơn nữa chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhu cầu của trẻ khác nhau theo từng độ tuổi. Đối với trẻ từ 2-8 tuổi, bé cần 80 g –150 g mỗi ngày. Khi bé đạt độ tuổi từ 10 đến 14, để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể bé, bố mẹ nên cung cấp cho bé khoảng 150 g –230 g protein mỗi ngày. Lượng protein thường chứa trong các nguồn thực phẩm như cá, gà, thịt nạc, các loại hạt, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, bơ đậu và đậu nành.

Sắt

Sắt là nguồn nguyên liệu chính trong việc tạo hồng cầu để vận chuyển ô-xy. Dưỡng chất này giúp trẻ phát triển bình thường và hạn chế nguy cơ bị thiếu máu ở trẻ. Sắt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Đối với bé từ 4-8 tuổi, bố mẹ cần cung cấp 10 mg sắt một ngày, với trẻ lớn hơn là 8 mg mỗi ngày. Sắt chứa nhiều trong các nguồn thực phẩm như thịt có màu đỏ, đậu, rau xanh, cá ngừ, trứng và đậu sấy.

Vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất giúp trẻ xây dựng hệ xương chắc khỏe. Bố mẹ nên cung cấp đầy đủ 600 đơn vị/ngày cho trẻ em mọi lứa tuổi nhé! Vitamin D là nguồn dinh dưỡng khá hiếm trong thức ăn nhưng bạn có thể bổ sung Vitamin D bằng những sản phẩm làm từ sữa, ngũ cốc hoặc viên bổ sung multivitamin. Một trong những cách truyền thống mà hiệu quả là bạn có thể cho trẻ tắm nắng sáng sớm để bổ sung vitamin D. Tuy nhiên ra nắng quá lâu hoặc tắm nắng từ 11 giờ – 15 giờ trưa sẽ làm da bị cháy nắng và có thể dẫn đến ung thư da.

Canxi

Dưỡng chất này cũng như vitamin D, giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe và giúp dự trữ chất dinh dưỡng trong nhiều năm. Lượng canxi các bé từ 4-8 tuổi cần trong mỗi ngày là 1000 mg và 1300 mg mỗi ngày cho bé từ 9-13 tuổi.

Nguồn thực phẩm hàng ngày chứa nhiều canxi như sữa, sữa đậu nành bổ sung khoáng và ngũ cốc. Bạn nên cho trẻ uống 2 cốc sữa mỗi ngày, tránh những loại nước có gas, loại nước này chứa axit phosphoric khiến bé khó hấp thu canxi hơn.

Chất béo

Những loại chất béo tốt sẽ giúp phát triển trí não và thần kinh, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chất béo giúp hệ trao đổi chất hoạt động tốt, giúp đông máu và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin khác.

Nhu cầu của trẻ đối với chất béo (chất béo không bão hòa) nên chiếm 30% lượng thức ăn của trẻ. Chất béo có nhiều trong các thực phẩm như sữa mẹ, dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành hoặc dầu bắp hoặc protein như cá hoặc gà. Axit béo trong cá hồi, hạt lanh và quả óc chó cũng rất tốt cho sức khỏe của con bạn.

Vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất rất cần thiết để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển não bộ, tăng cường sự chữa lành vết thương và giúp cơ thể hấp thu chất khoáng. Bạn nên cung cấp 25 mg mỗi ngày cho bé từ 4-8 tuổi và 45 mg mỗi ngày cho bé 9-13 tuổi. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C là trái cây tươi và rau như cam, dâu, cải, kiwi, bắp cải, ớt và nước ép.

Việc lựa chọn thực phẩm còn là một thử thách khi sở thích của con bạn thay đổi theo độ tuổi khác nhau. Có những bé sẽ thích ăn trái cây tươi, rau và đậu, có trẻ thích ăn phô mai và xúc xích. Bố mẹ nên biết rèn luyện thói quen ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

“Vén màn” mối liên hệ giữa sức khỏe não và cách hít thở

(92)
Khi bạn thở đúng cách, lượng dịch não tủy có thể tăng lên, giúp giảm thiểu căng thẳng cũng như xoa dịu chứng lo âu. Sức khỏe não từ đó cũng được cải ... [xem thêm]

Tác dụng của vỏ chuối: Trắng răng, trị mụn, giảm đau đầu

(99)
Tác dụng của vỏ chuối khá đa dạng và hữu dụng, chẳng hạn như làm đẹp da, giảm đau đầu, làm phân bón cho cây trồng.Nếu bạn đang thắc mắc liệu vỏ ... [xem thêm]

Nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

(98)
Con yêu đột ngột qua đời trong khi trước đó vẫn còn khỏe mạnh khiến cho bố mẹ đau đớn vô cùng. Thủ phạm rất có thể là SIDS – Hội chứng đột tử ở ... [xem thêm]

Chỉ số cholesterol: Hiểu để kiểm soát

(33)
Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng một thập kỷ, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp. ... [xem thêm]

Bàn về ăn dặm ở bé từ 18 đến 24 tháng tuổi

(87)
Ngoài nguồn dinh dưỡng chính là sữa thì khi con đến tuổi ăn dặm, bố mẹ nên để con yêu được nếm thử những món ngon khác, làm phong phú thêm thực đơn ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(15)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Những liệu pháp đối phó với sẹo mụn

(71)
Mụn là tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và cả người lớn. Mụn không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động lên tâm ... [xem thêm]

Chấn thương xương cụt và cách sơ cứu

(19)
Xương cụt là xương nhỏ nằm ngay đoạn cuối của cột sống. Xương cụt thường bị thương khi ta ngã vào một bề mặt cứng như sàn nhà hay cầu thang. Cơn đau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN