Vệ sinh tay đúng cách

(4.37) - 35 đánh giá

Khi nào bạn cần rửa tay?

  • Trước, trong, và sau khi nấu ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Trước và sau khi chăm sóc cho người bệnh (đút cơm, thay đồ,…).
  • Trước và sau khi chăm sóc vết cắt hoặc vết thương.
  • Nếu có mang găng tay khi nấu ăn hoặc chăm sóc người bệnh, bạn cũng nên rửa tay trước và sau khi mang găng tay.
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi thay bỉm/tả em bé hoặc tắm rửa cho em bé vừa mới đi vệ sinh.
  • Sau khi hỉ mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi sờ vào động vật (chim, chó, mèo….), đồ ăn/đồ chơi/ chất thải của thú vật.
  • Sau khi dọn rác.

Lưu ý: Nữ trang, sơn móng tay, móng tay giả, điện thoại di động,… là những nơi thuận lợi cho vi khuẩn/ vi trùng trú ngụ và sinh sôi.

Rửa tay như thế nào?

  • Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng diệt trùng và nước (lạnh hay ấm đều được), vì đây là cách hiệu quả nhất để loại trừ các tác nhân gây hại trên tay ở hầu hết tình huống.
  • Bạn có thể rửa tay bằng nước rửa tay (dạng bọt, kem, hoặc gel) (hand sanitizers) có chứa 60%-95% cồn (alcohol) trong tình huống không thể rửa tay bằng xà phòng và nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách này không loại trừ hết tất cả các tác nhân gây bệnh hoặc hóa chất độc hại trên tay.
  • Khi tay dính dầu hoặc có những vết bẩn nhìn thấy như đất, nước dãi, máu… bạn NÊN rửa bằng xà phòng với nước.
  • Tốt nhất là nên rửa với xà phòng dạng nước. Nếu là xà phòng cục, nên rửa cục xà bông dưới vòi nước trước khi xoa lên tay vì vi trùng, vi khuẩn trên tay người sử dụng trước đó có thể còn bám trên cục xà phòng.

Rửa tay với xà phòng và nước

  • Làm ướt tay và cổ tay dưới vòi nước, tắt nước và chà xà phòng lên tay.
  • Rửa và kỳ cọ hai bàn tay với nhau theo vòng tròn, rửa trên dưới, giữa các ngón tay và dưới các móng tay.
  • Dùng ngón tay chà các kẽ và các chỉ tay.
  • Rửa tay với xà phòng ít nhất trong vòng 20 giây (bằng hát bài Happy Birthday HAI LẦN).
    Lưu ý: Nếu tay dơ nhiều thì nên rửa lâu hơn.
  • Rửa lại với nước sạch, bắt đầu từ cổ tay đi xuống dưới các đầu ngón tay (từ trên xuống dưới).
  • Dùng khăn sạch hoặc khăn giấy để lau tay.
  • Dùng khăn giấy để tắt vòi nước (không chạm tay trực tiếp vào vòi sau khi rửa tay).
  • Rửa tay bằng nước rửa tay chứa cồn (alcohol- based hand sanitizers)

  • Cho nước rửa tay vào lòng bàn tay. Nếu là loại bình xịt, ấn hết chiều dài của vòi xịt để lấy nước rửa tay. Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán liều lượng vừa đủ trong một lần xịt/ấn nút.
  • Chà hai tay với nhau như khi rửa bằng xà phông và nước.
  • Chà tới khi nào nước rửa tay khô, ít nhất là 15 giây.
    Lưu ý: Nếu bạn lấy vừa đủ một vòi từ bình xịt, nên kiên nhẫn chà tới khi khô hết hai bàn tay chứ không chà sơ sơ rồi lấy khăn hay giấy lau khô, vì như vậy không tiêu diệt hết các vi trùng hay vi khuẩn trên tay.
  • Lợi ích của việc rửa tay

    Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay giúp:

    • Giảm 23-40 % số người mắc bệnh tiêu chảy.
    • Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu.
    • Giảm 16-21% các bệnh về đường hô hấp.
    • Giảm 29-57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa.
    • Rửa tay còn có thể làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.

    Hãy cùng lưu ý về việc rửa tay!

    Tài liệu tham khảo

  • https://www.cdc.gov/handwashing/when-how-handwashing.html
  • https://www.cdc.gov/features/handwashing/index.html
  • https://www.cdc.gov/handwashing/fact-sheets.html
  • https://soha.vn/rua-tay-dung-de-phong-benh-tuong-khong-kho-ma-kho-khong-tuong-20160411161141007.htm
  • http://bvydcthagiang.org.vn/rua-tay-dung-cach-voi-xa-phong-bien-phap-phong-chong-tich-cuc-cac-benh-ky-sinh-trung-va-nhiem-trung/
  • Fundamentals of Nursing by Taylor Lynn 8th Edition
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Võ Thúy - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    6 loại giày dép bạn mang có thể gây hại sức khỏe

    (64)
    Không chỉ giày cao gót mà một số loại giày dép bạn mang như giày đế bệt, giày thể thao hay dép xỏ ngón cũng gây ra một số vấn đề nghiêm trọng cho sức ... [xem thêm]

    Các loại nhóm máu và những vấn đề liên quan

    (61)
    Nhóm máu của mỗi người được quy định bởi các thành phần có trong máu và đặc tính di truyền từ bố mẹ.Việc xác định đúng loại nhóm máu có ý nghĩa ... [xem thêm]

    Tại sao bạn nên đi biển vào mùa hè?

    (40)
    Một chuyến đi biển vào mùa hè không những giúp bạn quên hết cái nóng và xua tan căng thẳng mà còn cải thiện sức khỏe rất nhiều. Bãi cát mịn màng và ... [xem thêm]

    Vai trò của cơ thắt lưng trong đời sống hàng ngày

    (51)
    Cơ thắt lưng là bộ phận đóng góp không nhỏ trong việc sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc duy trì độ linh hoạt của nhóm cơ này là điều không nên xem nhẹ.Mỗi ... [xem thêm]

    Tia UV: 11 sự thật và lầm tưởng bạn cần biết

    (55)
    Tia UV gây ra nhiều tác hại đáng kể cho da, mắt và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Điều này không ai có thể phủ nhận. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều người ... [xem thêm]

    10 lí do đau đầu đáng ngạc nhiên

    (41)
    Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu. Dưới đây chúng tôi ... [xem thêm]

    15 căn bệnh bác sĩ thường chẩn đoán sai bạn nên cẩn thận

    (98)
    Khi phải trải qua những cơn đau bất thường hoặc các triệu chứng không thể giải thích được, bạn thường tìm đến bác sĩ để có lời giải đáp. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

    Những điều bạn nên biết trước khi đăng ký hiến xác

    (27)
    Quyết định hiến xác sau khi qua đời là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu bạn có ý nghĩ thực ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN