7 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ có thể “tấn công” cả nam giới

(4.22) - 50 đánh giá

Phụ nữ thường dễ mắc các bệnh như loãng xương, tuyến giáp, trầm cảm, rối loạn ăn uống, ung thư vú… Những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ này cũng có thể bất ngờ ập đến các đấng mày râu nếu chủ quan không phòng ngừa đấy!

Do khác biệt trong các đặc điểm về gien, giải phẫu, lượng hormone giữa nam và nữ mà sẽ có một số bệnh nhiều khả năng gặp phải ở phụ nữ hơn nam giới và ngược lại. Tuy nhiên, nhiều căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mà mọi người hay nhắc đến như “bệnh phụ nữ” vẫn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho nam giới.

Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ở phụ nữ nhưng các đấng mày râu vẫn nên đề phòng để tránh rủi ro.

1. Loãng xương

Loãng xương đặc trưng bởi sự suy giảm mật độ xương. Sự thiếu hụt dần canxi khiến xương bị xốp, yếu, trở nên giòn và dễ gãy hơn. Người bệnh thường chủ quan với loãng xương do bệnh diễn tiến chậm theo thời gian và tuổi tác. Đến khi bệnh đã trở nặng mới khám thì sẽ khó có cơ hội phục hồi do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều.

Cứ trong 3 phụ nữ thì sẽ có một người gặp phải nguy cơ loãng xương, trong khi con số này ở nam giới là 1/5. Phụ nữ dễ rơi vào tình trạng mất xương nhanh chóng sau khi mãn kinh, nhưng nam giới khi bước vào độ tuổi 65 – 70 cũng sẽ gặp phải tình trạng loãng xương tương tự.

Các vấn đề về thận, tuyến giáp, thiếu hụt vitamin D, tiếp xúc kéo dài với steroid, các giải pháp điều trị ung thư, thuốc chống co giật sẽ khiến bạn gặp phải nhiều rủi ro với xương hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Loãng xương: Phòng ngừa hơn chữa bệnh.

2. Ung thư vú

Trên thực tế thì phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư vú hơn do có nhiều tế bào vú hơn nam giới. Mặc dù chỉ 1% ung thư vú ảnh hưởng tới nam giới nhưng nhiều nghiên cứu lại cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở các quý ông đang có chiều hướng gia tăng.

Nam giới thường ít chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo nên ung thư vú dễ dàng phát triển. Do đó, khi được chẩn đoán bệnh thì tỷ lệ tử vong ở nam giới sẽ cao hơn.

Nếu bạn đã bước qua độ tuổi 50 và lại nằm trong nhóm béo phì thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ cao hơn. Điều quan trọng là bạn nên theo dõi thường xuyên xem có bất kỳ khối u bất thường nào xuất hiện ở khu vực quanh ngực không.

3. Các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ngay trước cổ họng và chịu trách nhiệm sản xuất hormone để kiểm soát quá trình chuyển hóa của cơ thể. Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thì sẽ dễ dẫn đến bệnh cường giáp với các triệu chứng bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Mau quên
  • Da, tóc thô ráp

Trường hợp ngược lại, khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết sẽ gây ra bệnh suy giáp với các dấu hiệu như:

  • Tăng cân
  • Khó chịu
  • Suy yếu cơ
  • Rối loạn giấc ngủ

Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp cao hơn nam giới gấp 5 – 8 lần nhưng nam giới vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh.

4. Nhiễm trùng bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang thường phổ biến hơn ở phụ nữ nhưng nam giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là nếu bạn bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc hẹp niệu đạo bất thường thì càng có nguy cơ nhiễm trùng bàng quang hơn. Các triệu chứng lúc đầu thường là:

  • Sốt nhẹ
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Luôn có thôi thúc đi tiểu
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có bọt hoặc có lẫn máu

Điều trị nhiễm trùng bàng quang có thể sử dụng thuốc kháng sinh và khá hiệu quả nhưng bạn vẫn nên lưu ý sớm đến các triệu chứng ban đầu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giúp người bị rối loạn ăn uống cách nào?

5. Rối loạn ăn uống

Khi nam giới ngày càng bị áp lực về ngoại hình nhiều hơn và muốn giảm cân để trông hấp dẫn hơn thì càng nhiều người lại rơi vào tình trạng rối loạn ăn uống hơn.

Có khoảng 10 – 15% nam giới mắc phải chứng chán ăn hoặc cuồng ăn, ăn vô độ. Các quý ông cũng thường ít tìm kiếm các giải pháp điều trị hơn nên dễ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bệnh tim mạch
  • Mất xương
  • Suy đa tạng
  • Tử vong

Rối loạn ăn uống ở dạng nặng có thể xem như rối loạn tâm thần và là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh tâm thần. Theo thống kê, khoảng 10% người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống có nguy cơ tử vong.

Nam giới là vận động viên, người bị béo phì, đồng tính, chuyển giới, người thường xuyên lo âu, người theo chủ nghĩa hoàn hảo… sẽ dễ có nguy cơ gặp phải chứng rối loạn ăn uống.

6. Trầm cảm

Phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm cao hơn nam giới gấp 2 lần nhưng điều này có thể là do sự khác biệt trong các triệu chứng. Nữ giới thường cảm thấy buồn bã và dễ bật khóc trong khi nam giới lại hay thể hiện sự cáu kỉnh, tức giận và khó chịu. Nam giới lại dễ có xu hướng sử dụng thuốc, rượu bia, thuốc lá và thực hiện các hành vi nguy hiểm khi rơi vào trầm cảm, thậm chí là tự tử.

Chứng trầm cảm ở nam giới thường ít khi được phát hiện. Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng trầm cảm có thể sẽ chuyển biến xấu hơn.

7. Bệnh lupus

Khoảng 90% trường hợp được chẩn đoán mắc lupus là phụ nữ, nhưng căn bệnh do rối loạn tự miễn này vẫn có thể tấn công nam giới. Các triệu chứng thường gặp sẽ là:

  • Yếu cơ
  • Mệt mỏi
  • Rụng tóc
  • Sưng chân
  • Lở miệng
  • Bọng mắt lộ rõ
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Phát ban hình như con bướm ở mũi và má

Ngay cả bác sĩ đôi khi có thể bỏ qua bệnh lupus vì bệnh khá hiếm gặp ở nam. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng, hãy sớm lưu ý với bác sĩ.

Nam giới thường ít quan tâm kiểm tra sức khỏe hơn so với phái nữ với khoảng 40% có xu hướng bỏ qua các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Sự chủ quan về tình trạng sức khỏe cũng khiến tỷ lệ tử vong vì bệnh ở nam giới cao hơn. Bạn nên chủ động theo dõi các dấu hiệu bệnh từ sớm, kể cả những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ để kịp thời điều trị nhé.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách phòng ngừa và xử lý khi bị mẻ răng

(14)
Bị té xe hay chấn thương khi chơi thể thao có thể gây ảnh hưởng tới men răng, làm răng bị mẻ. Mẻ răng tuy không nghiêm trọng nhưng có thể gây kích ứng cho ... [xem thêm]

Tiết lộ phương pháp tránh thai khi cho con bú

(15)
Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp tránh thai khi cho con bú an toàn và hiệu quả thì hãy cùng tham khảo bài viết của Chúng tôi nhé!Nếu bạn đang tìm ... [xem thêm]

Xét nghiệm peptide C nhằm theo dõi bệnh tiểu đường

(37)
Xét nghiệm peptide C là xét nghiệm máu được thực hiện để tìm hiểu cơ thể bạn sản xuất bao nhiêu insulin. Điều này có thể hữu ích cho việc xác định xem ... [xem thêm]

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm “đuổi” nhanh những cơn đau

(80)
Thoát vị đĩa đệm đang là cơn ác mộng của nhiều đối tượng hiện nay. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm xuất hiện trở thành vị cứu tinh cho hầu hết ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm cực kỳ tốt mà phái đẹp không nên bỏ qua

(17)
Bạn yêu thích ăn uống nhưng bạn cũng thích cơ thể luôn khỏe mạnh với vóc dáng thon thả? Bạn đang băn khoăn không biết loại thực phẩm nào tốt cho mình và ... [xem thêm]

Thai nhi 40 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(50)
Sự phát triển của thai nhi 40 tuần tuổiThai nhi 40 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước của một quả bí ngô nhỏ và có thể chào đời vào ... [xem thêm]

9 cách từ chối khi bạn trai đòi quan hệ tình dục

(40)
Bạn có thể áp dụng những cách từ chối khi bạn trai đòi quan hệ vì cảm thấy chưa sẵn sàng cho trải nghiệm gần gũi thể xác. Một số nàng lo lắng rằng ... [xem thêm]

7 bí quyết tự chăm sóc bản thân khi bạn bị ốm

(54)
Không phải lúc nào bạn bị ốm cũng có người thân ở bên chăm sóc mà tình trạng thì không quá nghiêm trọng để đi bệnh viện. Vậy làm sao để bạn có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN