7 dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc bệnh sỏi mật

(4.12) - 23 đánh giá

Sỏi mật ở trẻ nhỏ là một bệnh lý hiếm gặp. Thế nhưng, trong những năm gần đây người mắc bệnh sỏi mật có xu hướng gia tăng, kể cả trẻ em. Bệnh có thể để lại nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Không chỉ xảy ra ở người lớn, sỏi mật cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Bệnh này khiến trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Làm thế nào để biết trẻ đang bị sỏi mật? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này ngay sau đây.

Sỏi mật ở trẻ nhỏ

Sỏi túi mật là những viên giống sỏi được hình thành trong túi mật. Thật ra, đó là những lắng đọng bất thường của mật, một cơ quan nhỏ nằm dưới gan. Những trẻ bị thừa cân, béo phì hoặc có lối sống không lành mạnh sẽ dễ mắc phải căn bệnh này.

Các loại sỏi mật

Sỏi mật có 2 loại chính:

1. Sỏi cholesterol

Sỏi mật do cholesterol là tình trạng cholesterol trong cơ thể bị đông lại. Loại sỏi này thường gặp nhiều ở những người bị thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

2. Sỏi sắc tố mật

Sỏi sắc tố mật được cấu tạo bởi bilirubin hoặc bilirubinat canxi bị vôi hóa. Loại sỏi mật này có thể có màu nâu hoặc màu đen. Những trẻ bị bệnh gan cấp tính hoặc bệnh bạch cầu thường dễ mắc phải bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết sỏi mật ở trẻ nhỏ

Làm thế nào để biết được bé cưng có khả năng bị bệnh này hay không? Bạn có thể biết được điều này nếu trẻ có các triệu chứng như:

  • Đau vai phải
  • Đau đột ngột ở vùng bụng trên
  • Đau lưng giữa các xương vai
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Viêm tuyến tụy
  • Nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi mật ở trẻ nhỏ

    Dưới đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến sự hình thành sỏi:

    1. Béo phì

    Những trẻ bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn những đứa trẻ khác. Béo phì làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, dẫn đến sự hình thành sỏi trong túi mật.

    2. Di truyền

    Sỏi mật có thể là do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị sỏi mật thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn.

    3. Thuốc giảm cholesterol

    Một số loại thuốc giảm cholesterol có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong túi mật, dẫn đến sự hình thành sỏi.

    4. Đái tháo đường

    Những trẻ bị đái tháo đường típ 2 có nguy cơ bị bệnh này rất cao.

    Chẩn đoán sỏi mật ở trẻ nhỏ

    Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm sau:

    • Xét nghiệm máu
    • Siêu âm
    • Siêu âm nội soi
    • Chụp cắt lớp trục (CAT scan)
    • Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP)
    • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
    • Xạ hình gan mật

    Điều trị sỏi mật ở trẻ nhỏ

    Nếu tình trạng bệnh của trẻ tái đi, tái lại nhiều lần hoặc các biến chứng đã trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật:

    1. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng phương pháp soi qua bụng

    Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ túi mật thông qua các vết mổ nhỏ ở bụng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi.

    2. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở bụng

    Quá trình phẫu thuật này sẽ phức tạp hơn với một vết mổ lớn được cắt ở bên dưới xương sườn bên phải của bụng. Bác sĩ sẽ thông qua vết mổ này để cắt bỏ túi mật.

    3. Tán sỏi ngoài cơ thể

    Tán sỏi ngoài cơ thể là một thủ thuật không xâm lấn nhằm làm vỡ sỏi từ xa mà không phải can thiệp phẫu thuật. Những trẻ không thích hợp để phẫu thuật có thể thực hiện phương pháp điều trị này.

    Ngăn ngừa sỏi mật ở trẻ nhỏ

    Bạn có thể thử một vài bí quyết đơn giản sau:

    1. Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng

    Hãy chú ý đến chế độ ăn của trẻ. Đừng cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol như thức ăn nhanh. Nếu trẻ bị thừa cân, béo phì, hãy khuyến khích trẻ tập thể dục nhiều hơn. Một chế độ ăn cân bằng không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật mà còn hạn chế mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm khác.

    2. Không được bỏ bữa

    Đừng để trẻ bỏ bất kỳ bữa ăn nào bởi việc bỏ bữa thường xuyên có thể dẫn đến sự hình thành sỏi.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    5 tư thế quan hệ dễ có thai để bạn sớm đón tin vui

    (67)
    Nếu chờ tin vui mãi mà con yêu vẫn chưa đến, bạn hãy thử những tư thế quan hệ dễ có thai để tạo điều kiện thuận lợi cho tinh binh gặp trứng nhé.Hãy ... [xem thêm]

    6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em

    (85)
    Tính tình cáu kỉnh thất thường, thường xuyên mệt mỏi hay tiêu chảy được xem là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ ... [xem thêm]

    Nuôi dạy con khi đến tuổi biết chạy sao cho tốt?

    (66)
    Chăm sóc bé cưng là một công việc rất hạnh phúc nhưng cũng không kém phần mệt mỏi. Thế nhưng, ba mẹ có thể giảm bớt những áp lực này thông qua một số ... [xem thêm]

    Hướng dẫn cách tập tư thế con quạ hiệu quả

    (38)
    Khi tập tư thế con quạ, bạn không những luyện cách giữ thăng bằng cơ thể mà còn tăng sức mạnh cho cơ trọng tâm, cổ tay, cẳng tay và bụng. Tuy nhiên, đây ... [xem thêm]

    8 lợi ích của chơi bóng đá khiến bạn chỉ muốn ra sân ngay!

    (40)
    Lợi ích của chơi bóng đá không chỉ là tăng cường sức khỏe thể chất mà còn có tác dụng thư giãn tinh thần và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm nữa ... [xem thêm]

    Tác dụng của nấm chaga mà ít ai biết đến

    (98)
    Tác dụng của nấm chaga rất đa dạng cũng như hữu ích, chẳng hạn như hạ đường huyết, giúp giảm viêm, chống lão hóa và tăng sức đề kháng.Để có một ... [xem thêm]

    Những nguyên nhân gây mất ngủ mà phụ nữ nên biết (P1)

    (58)
    Mất ngủ trở thành một nỗi ám ảnh của phụ nữ, khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thất thường, dễ nổi nóng, cáu gắt. Vậy nguyên nhân mất ... [xem thêm]

    10 điều lầm tưởng về tình yêu mà ai cũng tin nhất mực

    (95)
    Việc có cảm tình với một người là rất dễ dàng nhưng điều khó khăn nhất lại là làm thế nào để duy trì một mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh. Nếu ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN