8 cách đối phó tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai

(3.72) - 63 đánh giá

Tăng tiết nước bọt khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là trong 12 tuần đầu của thai kỳ hay đang ốm nghén.

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi và tăng tiết nước bọt là một trong những thay đổi đó. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự biến mất trong vài tuần nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Để hiểu hơn về nguyên nhân tại sao mẹ bầu lại có tình trạng này và cách đối phó, bạn hãy đọc bài viết sau của Chúng tôi nhé.

Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt trong thai kỳ

Hiện tượng tăng tiết nước bọt có thể gây ra do sự gia tăng sản xuất nước bọt hoặc giảm khả năng nuốt nước bọt. Dù nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ chưa được xác định rõ nhưng có thể do:

  • Sự thay đổi hormone của cơ thể khi mang thai
  • Nôn mửa hoặc ốm nghén nặng trong thai kỳ
  • Mẹ bầu có chứng ợ nóng khi mang thai
  • Hút thuốc lá khi mang thai
  • Mẹ bầu mắc một số bệnh nhiễm trùng về răng miệng
  • Tiếp xúc với thủy ngân hoặc chất hóa học độc hại trong thuốc trừ sâu.

Cơ thể người tiết ra khoảng 1,5 lít nước bọt mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể trung hòa axít dạ dày, chống lại những vi khuẩn có hại cho cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp khoang miệng luôn ẩm ướt.

Điều trị tình trạng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ

Nếu đang đối mặt với tình trạng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ, bạn nên báo ngay với bác sĩ ngay cả khi tình trạng này không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đây là 8 cách giúp bạn kiểm soát được tăng tiết nước bọt:

1. Nếu bạn đang hút thuốc khi mang thai, hãy nhanh chóng từ bỏ thói quen này. Hút thuốc không chỉ làm tăng việc sản xuất nước bọt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

2. Nếu bạn thường buồn nôn khi mang thai, bạn cần đến bác sĩ để được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp giúp kiểm soát tình trạng này.

3. Một số tình trạng tăng tiết nước bọt quá mức là do nướu và miệng có vấn đề. Bạn có thể đến nha sĩ khám và dùng thuốc nếu thật sự cần thiết và không ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Đôi khi bạn có thể nhai kẹo cao su không đường, ngậm kẹo hoặc bạc hà để đánh lạc hướng tâm trí của bạn. Tuy cách làm này không giảm tình trạng tăng tiết nước bọt, nhưng sẽ làm bạn dễ dàng nuốt nước bọt khi tiết ra hơn.

5. Tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và carbohydrate. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

6. Dùng nước súc miệng tự nhiên 3 – 4 lần một ngày và đánh răng cũng có thể hạn chế tình trạng này.

7. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn nuốt nước bọt thừa đang tiết ra trong miệng.

8. Ngậm một viên đá lạnh, miệng bạn sẽ cảm thấy tê và tiết ra ít nước bọt. Bạn cũng có thể ngậm một lát chanh hay gừng để ngăn ngừa tình trạng này.

Lợi ích của việc tăng tiết nước bọt khi mang thai

Mặc dù tăng tiết nước bọt không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng nó vẫn khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhất là khi buồn nôn. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên vì lợi ích sau đây của tăng tiết nước bọt:

  • Nước bọt hoạt động như một chất bôi trơn khoang miệng
  • Giúp cân bằng độ axít
  • Nước bọt sản sinh trong miệng có chứa một số enzyme giúp phân hủy thức ăn thành những phân tử đường nhỏ và hỗ trợ tiêu hóa
  • Ngoài ra, nước bọt có tác dụng chống lại vi khuẩn, tránh tình trạng sâu răng.

Nếu có thể, bạn hãy nuốt nước bọt được tạo ra trong miệng. Khi cảm thấy buồn nôn, bạn có thể nhổ nước bọt ra. Tuy nhiên, vào cá nguyệt thứ ba, tình trạng này sẽ giảm dần. Do đó, các mẹ bầu không nên lo lắng quá nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 nguyên nhân khiến bạn mang thai ngoài ý muốn

(22)
Nếu bạn chưa có kế hoạch mang thai thì việc áp dụng các biện pháp ngừa thai là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, có những người dù đã ngừa thai ... [xem thêm]

Bật mí 7 loại thực phẩm giúp bạn đánh bay mệt mỏi

(89)
Khả năng hoạt động của cơ thể phụ thuộc vào những gì bạn hấp thụ, vì vậy hãy đem đến cho bản thân một ngày tràn đầy năng lượng bằng những thực ... [xem thêm]

Giảm viêm bằng việc kích thích dây thần kinh phế vị

(31)
Dây thần kinh phế vị là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, nó truyền các tín hiệu từ não tới các cơ quan chủ chốt. Việc kích thích dây ... [xem thêm]

Bỏ túi 7 mẹo xử lý vấn đề bé cắn ti mẹ khi bú

(91)
Bé cắn ti mẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau từ tư thế bú sai đến việc bé mọc răng sớm. 7 mẹo sau sẽ giúp bạn ngăn ngừa việc bé cắn ti.Nuôi con bằng sữa ... [xem thêm]

Tập luyện cơ cốt lõi từ cơ bản đến nâng cao

(83)
Cơ bụng 6 múi là những gì bạn có thể thấy được sau một quá trình tập luyện cơ bụng. Tuy nhiên, những múi cơ này có thực sự quan trọng bằng cơ cốt lõi ... [xem thêm]

Chuẩn bị gì trong hộp thức ăn trưa cho con?

(25)
Trẻ từ 1 tới 3 tuổi phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, vì vậy bé cần được bổ sung đầy đủ calo và chất dinh dưỡng để duy trì tốc độ ... [xem thêm]

Triệu chứng nhận biết sớm viêm cột sống dính khớp

(72)
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý cột sống bị viêm làm các dây chằng, sụn khớp và gân dính vào cột sống bị sưng. Theo thời gian, các đốt sống ... [xem thêm]

18 nguyên tắc ngầm phụ nữ mong muốn ở người mình yêu

(53)
Các quý ông không ít phen phải “khổ sở” vì sự khó hiểu của người phụ nữ, như người ta thường nói “đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim”. Thế nhưng, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN