Ăn gì khi bạn dễ bị dị ứng thực phẩm?

(3.74) - 99 đánh giá

Phản ứng dị ứng với thức ăn là rất phổ biến và cũng thường rất nguy hiểm. Những phản ứng dị ứng khác có thể được khởi phát bởi các phần tử protein kích thước hiển vị được hít vào hay được tiếp xúc với da. Nhưng dị ứng nguyên từ thức ăn thường lên quan đến các protein được tiêu hóa (nuốt). Theo đó, phơi nhiễm với chất kích thích dị ứng thường là nhiều hơn. Dưới đây là một số điều bạn cần thận trọng khi ăn uống nếu bạn có mắc dị ứng với thức ăn.

Thận trọng với các nguyên liệu

Các nhà sản xuất bắt buộc phải lên danh sách các dị ứng nguyên thức ăn thường gặp trong dán nhãn thực phẩm. Những dị ứng nguyên chính này bao gồm hạnh nhân, sữa, trứng, hạt cây, cá, các loài giáp xác (tôm, cua…), hạt đậu nành và lúa mì. Những loại cá, giáp xác và hạt cây đặc biệt phải được nêu tên nếu có. Tương tự, mặc dù bạn có thể dị ứng với protein casein trong sữa, các nhà sản xuất phải sử dụng thuật ngữ “sữa” trên những sản phẩm có chứa casein.

Theo Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ, danh sách liệt kê các dị ứng nguyên như trên chiếm khoảng 90% các dị ứng nguyên được biết đến. Để tránh phơi nhiễm với yếu tố thúc đẩy dị ứng thức ăn, việc bạn phải đọc dán nhãn cẩn thận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nguyên liệu hay thậm chí vật liệu đóng gói có thể thay đổi. Đừng bao giờ cho rằng những thực phẩm tương tự sẽ không gây dị ứng. Bạn nên kiểm tra lại để đảm bảo an toàn.

Khi bạn ăn ở ngoài, đừng bao giờ ăn bất kì thứ gì nếu bạn không chắc chắn về nguyên liệu. Nhân viên nhà hàng thường sẵn sàng giúp bạn. Tuy nhiên, không ai khác ngoài chính bạn hiểu được tính nghiêm trọng của bệnh dị ứng thức ăn của bạn. Do đó, ăn uống trong những tình huống ở ngoài là đặc biệt rủi ro vì lý do này. Trừ phi bạn biết chính xác bạn đang được phục vụ thức ăn gì và nó được chuẩn bị như thế nào, hãy luôn ăn những thức ăn do chính bạn chuẩn bị.

Thận trọng các nguồn lây nhiễm tiềm ẩn

Thận trọng tránh các yếu tố thúc đẩy dị ứng thức ăn của bạn là quan trọng. Dưới đây là một vài ví dụ về những nguồn dị ứng nguyên không nhận biết.

Sữa

Bạn nên nhớ những điều sau nếu bạn đang cố tránh lactose và các protein từ sữa:

  • Các máy thái lát mỏng thường cắt cả phô mai và thịt
  • Một vài nhãn hiệu cá ngừ có chứa casein
  • Một vài loại thịt chế biến sẵn có chứa casein
  • Các sản phẩm “không sữa” đôi khi có chứa các nguyên liệu từ sữa
  • Một vài thuốc không kê đơn sử dụng đường sữa (lactose) như chất độn.

Đậu phộng

Đậu phộng là một món phổ biến ở Việt Nam. Chúng được ăn kèm với nhiều món ăn để tạo vị béo thơm. Đậu phộng được tìm thấy trong các món như:

  • Xôi đậu phộng
  • Chè đậu phộng
  • Kẹo đậu phộng
  • Bơ đậu phộng
  • Món xà-lách trộn, có thể có dầu đậu phộng
  • Một số món ăn gia đình: gỏi, bún thịt nướng…
  • Các món bánh nướng, kem, bánh mì.

Trứng

Trứng và các protein từ trứng (albumin) có thể có trong hầu như mọi món ăn, bao gồm:

  • Kẹo dẻo
  • Sốt mayonnaise
  • Bánh trứng đường
  • Lớp trứng trang trí bánh
  • Các sản phẩm từ thịt chế biến sẵn hay đóng gói
  • Một số loại vắc xin (bạn nên thận trọng hỏi bác sĩ trước khi dùng để tránh tác dụng phụ).

Đậu nành

Giống như sữa và đậu phộng, đậu nành cũng là thành phần nguyên liệu được dùng phổ biến trong các món ăn Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn nên lưu ý một số món sau đây nếu bạn bị dị ứng với đậu nành:

  • Đồ nướng đóng gói
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm thay thế thịt
  • Edamame (đậu nành non nguyên vỏ), đậu phụ, miso (món tương đậu nành của Nhật), tempeh (món đậu nành lên men truyền thống của Indonesia)
  • Protein thủy phân từ rau (HVP), protein cấu trúc từ rau (TVP), lecithin, monodiglyceride.

Trong trường hợp con bạn bị dị ứng thức ăn, bạn đừng quên hướng dẫn những người lớn đang nhận trách nhiệm chăm sóc con bạn cách để nhận biết các dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Bạn nên gửi các giáo viên, y tá trường học và những người khác đang chăm sóc con khi bạn vắng mặt những hướng dẫn được ghi chép dưới dạng một kế hoạch hành động cấp cứu và những bài huấn luyện cách để phản ứng trong trường hợp cấp cứu dị ứng thức ăn để đảm bảo an toàn cho bé yêu của bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 tác dụng của rau cần tây sau khi nghe bạn sẽ muốn ăn ngay

(90)
Rau cần tây từ lâu đã là một loại rau quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Vì sao rau cần tây lại được nhiều người lựa chọn? Tác dụng ... [xem thêm]

Caffeine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ và nam giới?

(86)
Khả năng sinh sản của phụ nữ và nam giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tiêu thụ vượt quá lượng caffeine tiêu chuẩn cũng là nhân tố hạn chế khả năng ... [xem thêm]

Tình trạng rụng tóc do biến chứng bệnh tiểu đường

(43)
Khi bị rụng tóc do biến chứng tiểu đường, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có cách kiểm soát hoặc giảm thiểu bằng cách dùng thuốc, vitamin…Nếu bạn ... [xem thêm]

Âm đạo của bạn thay đổi thế nào qua từng độ tuổi?

(87)
Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em tỏ ra khá ngại ngùng khi chia sẻ các vấn đề liên quan đến vùng kín. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cấu ... [xem thêm]

3 bí quyết ngăn ngừa stress cuối năm để phòng tránh đột quỵ

(15)
Kiểm soát stress luôn là mục tiêu hàng đầu trong việc phòng tránh đột quỵ, đặc biệt là trong khoảng thời gian cuối năm. Thời điểm này là một trong những ... [xem thêm]

Giảm cân: trước hết phải có chiến lược tinh thần

(20)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Hội chứng Rett, những điều bố mẹ cần biết

(66)
Hội chứng Rett là một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp và trầm trọng. Bệnh thường thường ảnh hưởng chủ yếu đến các bé gái.Bệnh thường phát hiện ... [xem thêm]

Cảnh giác với bệnh rận mu

(64)
Rận mu là những côn trùng nhỏ xíu có khả năng bò từ lông mu của người này sang người khác khi họ quan hệ tình dục. Rận mu cũng có thể bị lây từ quần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN