Bạn biết gì về nám da?

(3.87) - 94 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nám da là bệnh gì?

Bệnh nám da là một vấn đề da phổ biến, gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Hầu hết mọi người bị tình trạng này trên má, sóng mũi, trán, cằm và ở môi trên. Bệnh cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể, nơi tiếp xúc nhiều với mặt trời chẳng hạn như cánh tay và cổ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nám da là gì?

Bệnh nám da gây ra các mảng da đổi màu, có màu đậm hơn màu da bình thường. Bệnh thường xảy ra trên mặt và đối xứng ở cả hai bên của khuôn mặt. Các nơi khác của cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể bị bệnh nám da.

Các mảng màu nâu thường xuất hiện trên má, trán, sóng mũi và cằm.

Bệnh cũng có thể xảy ra trên cổ và cánh tay. Sự đổi màu da không làm bất kỳ tổn hại nào, nhưng bạn có thể cảm thấy tự ti về ngoại hình.

Nếu bạn thấy các triệu chứng của bệnh nám da, hãy gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ da liễu, người chuyên về điều trị các rối loạn da.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nám da?

Nguyên nhân gây ra bệnh nám da vẫn chưa rõ ràng. Bệnh xảy ra có lẽ là do các tế bào hắc tố trong da sản xuất ra quá nhiều màu sắc. Những người có da màu dễ bị bệnh nám hơn vì họ có các tế bào hắc tố làm việc tích cực hơn so với những người có làn da sáng. Một số yếu tố gây bệnh nám da phổ biến bao gồm:

  • Tiếp xúc mặt trời: tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời kích thích các tế bào hắc tố. Trong thực tế, chỉ một lượng nhỏ ánh nắng mặt trời có thể làm cho bệnh nám da trở lại sau khi chúng đã mờ dần, đó là lý do tại sao bệnh nám da thường nặng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong mùa hè. Đây cũng là lý do chính tại sao nhiều người bị bệnh nám da cứ tái đi tái lại;
  • Thay đổi nội tiế tố: phụ nữ mang thai thường hay bị bệnh nám da. Thuốc ngừa thai và thuốc thay thế nội tiết tố cũng có thể kích hoạt bệnh nám da;
  • Mỹ phẩm: sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng có thể làm trầm trọng thêm bệnh nám da.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường hay mắc bệnh nám da?

Theo Viện da liễu Hoa Kỳ, 90% người bị bệnh nám da là phụ nữ. Những người có làn da sẫm màu hơn chẳng hạn như những người gốc Latinh/Tây Ban Nha, Bắc Phi, người Mỹ gốc Phi, châu Á, Ấn Độ, Trung Đông và địa Trung Hải dễ bị bệnh nám da. Những người có người thân trong gia đình bị nám da cũng có khả năng dễ bị bệnh hơn.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nám da?

Nguyên nhân gây bệnh nám da vẫn chưa rõ ràng. Người da sẫm màu hơn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người da sáng màu. Tình trạng nhạy cảm với estrogen và progesterone cũng được cho là có liên quan với bệnh này, điều này có nghĩa là thuốc ngừa thai, mang thai và liệu pháp nội tiết tố tất cả có thể kích hoạt bệnh nám da. Căng thẳng và bệnh tuyến giáp cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh nám da.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nám da?

Bác sĩ thường khám vùng da bị ảnh hưởng thường để chẩn đoán bệnh nám da. Để tìm ra nguyên nhân cụ thể, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm.

Khám bằng đèn Wood là một loại ánh sáng đặc biệt để khám da, cho phép bác sĩ xem có nhiễm trùng không và xác định có bao nhiêu lớp da bị ảnh hưởng bởi bệnh nám da. Để kiểm tra bất kỳ vấn đề da nghiêm trọng nào, bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết, điều này liên quan đến việc lấy một mảnh da nhỏ bị ảnh hưởng để xét nghiệm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nám da?

Bệnh nám da có thể tự phai, điều này thường xảy ra khi tác nhân kích hoạt gây ra bệnh nám da chẳng hạn như là mang thai hay dùng thuốc ngừa thai. Khi phụ nữ sinh em bé hoặc ngưng dùng thuốc ngừa thai, nám da có thể phai mờ.

Tuy nhiên, một số người bị bệnh nám da nhiều năm hoặc thậm chí cả đời. Nếu nám da không mất hoặc phụ nữ muốn tiếp tục dùng thuốc ngừa thai, các phương pháp điều trị bệnh nắm da có thể gồm:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nám da?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Tìm hiểu tinh dầu sả java: Vừa thơm vừa lạ

(79)
Tinh dầu sả java có tên tiếng Anh là citronella essential oil. Loại tinh dầu này mang đến các công dụng ấn tượng như giúp thư giãn, giảm sốt.Sả java là một ... [xem thêm]

Tìm hiểu phương pháp vật lý trị liệu cho đau vai

(96)
Vật lý trị liệu là phương pháp được áp dụng phổ biến cho các căn bệnh về xương khớp, giúp bệnh nhân phục hồi các chấn thương và bình phục cơ thể. ... [xem thêm]

Cách làm trà chuối giúp bạn dễ ngủ

(33)
Trà chuối không những là món nước có tác dụng cung cấp chất chống oxy hóa, giảm đầy hơi và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đây cũng một loại trà giúp dễ ... [xem thêm]

Uống trà lạc tiên để xua tan phiền muộn

(88)
Trà lạc tiên có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và xua tan những cảm xúc phiền muộn để có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm soát lượng trà ... [xem thêm]

10 Lời khuyên để đối phó với bệnh hen

(20)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh sởi ở người lớn?

(25)
Sởi là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nên những người chưa có kháng thể chống lại virus sởi đều có thể mắc căn bệnh này. Cũng như trẻ em, người ... [xem thêm]

Màng chắn miệng: “Bao cao su” giúp bạn an toàn khi oral sex

(86)
Bạn sẽ dễ dàng bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không có biện pháp bảo vệ cẩn thận. Ngoài bao cao su, bạn cũng có thể sử dụng một tấm ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về súc miệng

(90)
Trong suốt 8 tiếng đồng hồ ban đêm rất nhiều vấn đề có thể xảy ra với răng miệng, đặc biệt khi bạn ngủ vì lúc này là thời điểm vi khuẩn tích tụ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN