Bỏ túi những loại thuốc trị đau đầu hiệu quả

(4.5) - 23 đánh giá

Đau đầu là một tình trạng rất phố biến, gây khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh. Các thuốc đau đầu có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, khi dùng các thuốc này, bạn nên tránh dùng các sản phẩm chứa caffeine.

Khi bạn bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bác sĩ thường chỉ định các thuốc giảm đau để điều trị tình trạng này. Nhiều loại thuốc đau đầu trong số này là các thuốc không cần toa, trong khi các loại thuốc khác đòi hỏi phải có toa bác sĩ. Khi dùng các thuốc đau đầu, bạn nên tránh các sản phẩm có chứa caffeine. Bất kỳ loại thuốc có chứa thuốc an thần hoặc gây nghiện nên được sử dụng một cách cẩn trọng.

Lưu ý: Nếu các thuốc làm giảm triệu chứng được sử dụng nhiều hơn 2 lần một tuần, bạn nên gặp bác sĩ để được kê toa thuốc phòng ngừa đau đầu. Lạm dụng các thuốc điều trị triệu chứng có thể làm các triệu chứng đau đầu xảy ra thường xuyên hơn hoặc xấu đi.

Các loại thuốc đau đầu phổ biến

Tên thuốcTên thương hiệuCông dụngThận trọngCác tác dụng phụ
AcetaminophenTylenol Giảm đau
Các tác dụng phụ ít xảy ra nếu uống thuốc theo chỉ dẫn, gồm: thay đổi công thức máu và tổn thương gan
AspirinBayer, Bufferin, Ecotrin Giảm đauKhông sử dụng ở trẻ em dưới 14 tuổi do khả năng gây ra hội chứng Reve (một tình trạng thần kinh đe dọa tính mạng)
Ợ nóng, chảy máu dạ dày, co thắt phế quản hoặc co thắt gây hẹp đường hô hấp, sốc phản vệ (dị ứng đe dọa tính mạng), viêm loét
FenoprofenNalfon
Phòng ngừa đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu; đau đầu do hormone
Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, chóng mặt, buồn ngủ
FlurbiprofenAnsaid
Phòng ngừa đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu. Điều trị đau đầu do căng thẳng; đau nửa đầu
Tiêu hóa khó chịu, buồn ngủ, chóng mặt, các vấn đề về thị lực, viêm loét
IbuprofenAdvil, Motrin IB, Nuprin
Điều trị nhức đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu
Tiêu hóa khó chịu, chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn, phát ban, tổn thương gan
KetoprofenACTRON
Phòng chống đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu. Điều trị chứng đau nửa đầu
Tiêu hóa khó chịu, chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn, phát ban, tổn thương gan
NabumetonRELAFEN
Phòng chống đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu
Táo bón, ợ nóng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa
NaproxenAleve
Phòng chống đau đầu do căng thẳng; đau đầu do hormone. Điều trị chứng đau nửa đầu
Tiêu hóa khó chịu, chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn, phát ban, tổn thương gan
DiclofenacCataflamĐiều trị đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầuĐau bụng, đầy hơi, chóng mặt, buồn ngủ, mất cảm giác ngon miệng
KetorolacTORADOLĐiều trị đau đầu do căng thẳngTiêu hóa khó chịu, buồn ngủ, chóng mặt, các vấn đề về thị lực, viêm loét
MeclofenateMeclomenĐiều trị đau đầu do căng thẳngBuồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, chóng mặt, buồn ngủ
CarisoprodolSomaĐiều trị đau đầu do căng thẳng
Chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nhức đầu, căng thẳng, nổi mẩn trên da, chảy máu
OrphenadrinecitrateNorflexĐiều trị đau đầu do căng thẳngBuồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng, mắt mờ
MethocarbamolRobaxinĐiều trị đau đầu căng thẳngChóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nước tiểu sậm màu
Cyclobenzaprin HCLFlexerilĐiều trị đau đầu do căng thẳngKhô miệng, buồn ngủ, chóng mặt
MetaxaloneSkelaxinĐiều trị nhức đầu do căng thẳngBuồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng

Lưu ý khi dùng thuốc đau đầu không theo toa

Các thuốc giảm đau không cần toa được chứng minh là an toàn khi bạn sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Ngoài ra, một số lưu ý khi bạn dùng các thuốc đau đầu không theo toa như:

  • Hiểu rõ thông tin các hoạt chất trong mỗi sản phẩm. Hãy chắc chắn bạn đọc toàn bộ thông tin thuốc.
  • Không dùng quá liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
  • Cẩn thận xem xét cách sử dụng thuốc giảm đau nhanh và tất cả các loại thuốc vì tình trạng lạm dụng thuốc rất dễ xảy ra.
  • Kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng sản phẩm có chứa aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc nếu bạn có vấn đề về chảy máu; hen suyễn; từng phẫu thuật hoặc phẫu thuật nha khoa gần đây hay sắp có phẫu thuật; có loét, rối loạn thận hoặc gan; dùng bất cứ loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDs).
  • Kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng acetaminophen nếu bạn có các vấn đề về thận hoặc gan.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 thói quen nấu ăn có thể làm mất dinh dưỡng của thực phẩm

(59)
Bạn muốn tự nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà? Nếu có những thói quen nấu ăn sai cách thì bao nhiêu công sức của bạn sẽ đổ sông đổ biển ... [xem thêm]

“Viêm tuyến tiền liệt” ở nữ: Bệnh khó nói nhưng dễ nhầm lẫn

(57)
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện, bạn sẽ rất khó nhận biết vì nó có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với ... [xem thêm]

Bán hẹp bao quy đầu

(74)
Tìm hiểu về bán hẹp bao quy đầuBán hẹp bao quy đầu là gì?Bán hẹp bao quy đầu (còn gọi là thắt nghẹt bao quy đầu) là một tình trạng chỉ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Xét nghiệm máu có phải là cách phát hiện ung thư phổi?

(65)
Xét nghiệm máu thường không phải là cách phát hiện ung thư phổi nhưng có thể giúp bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ có khi yêu ... [xem thêm]

Omega-3 có giúp bạn trị chứng buồn chán sau khi sinh?

(64)
Bạn có biết những lợi ích của omega 3 với sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.Omega-3 có ... [xem thêm]

5 cách giúp âm đạo “hồi xuân” tại nhà

(98)
Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em tỏ ra khá ngại ngùng khi chia sẻ các vấn đề liên quan đến vùng kín. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cấu ... [xem thêm]

Tại sao bạn hay bị giật mình khi ngủ?

(90)
Những cơn giật mình khi ngủ thường đi kèm cảm giác hụt hẫng hoặc lo sợ trong giấc ngủ. Tình trạng này có thể khiến chất lượng ngủ của bạn bị giảm ... [xem thêm]

Bị biến chứng do tiểu đường: Có nên tập thể dục hay không?

(77)
Tập thể dục tốt cho sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Nhưng liệu tập thể dục có phù hợp với những người bị biến chứng do tiểu đường không?Hầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN