Các xét nghiệm thường quy khi mang thai

(4.11) - 58 đánh giá

Tại sao nên làm các xét nghiệm khi mang thai?

Theo khuyến cáo, tất cả các phụ nữ mang thai nên làm một số xét nghiệm như một phần của việc chăm sóc trước sinh thường quy. Các xét nghiệm này có thể giúp phát hiện những vấn đề có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Các xét nghiệm nào được thực hiện trong giai đoạn sớm của thai kì?

Các xét nghiệm dưới đây nên được thực hiện trong giai đoạn sớm của thai kì:

  • Công thức máu
  • Nhóm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Cấy nước tiểu
  • Rubella
  • Viêm gan B và viêm gan C
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
  • HIV
  • Lao

Công thức máu là gì và kết quả cho biết điều gì?

Công thức máu là xét nghiệm đánh giá số lượng các loại tế bào khác nhau có trong máu. Số lượng hồng cầu cho biết thai phụ có bị thiếu máu hay không và mức độ thiếu máu như thế nào. Số lượng bạch cầu cho biết có bao nhiêu tế bào miễn dịch có trong máu và số lượng tiểu cầu có thể cho biết liệu thai phụ có vấn đề gì với chức năng đông máu hay không.

Xét nghiệm nhóm máu và ý nghĩa?

Xét nghiệm nhóm máu cho biết thai phụ có yếu tố Rh hay không. Yếu tố Rh là một protein hiện diện trên bề mặt hồng cầu. Đa số mọi người đều có yếu tố Rh, còn gọi là Rh dương. Một số người không có yếu tố Rh, còn gọi là Rh âm. Nếu thai nhi có Rh dương còn mẹ Rh âm, cơ thể mẹ sẽ hình thành nên các kháng thể kháng lại yếu tố Rh. Và ở lần mang thai tiếp theo, những kháng thể này có thể gây tan máu thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa?

Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện hồng cầu (nếu có bệnh lý ở đường tiết niệu), bạch cầu (nếu có nhiễm trùng đường tiết niệu), và đường niệu (nồng đồ cao có thể là dấu hiệu của đái tháo đường). Lượng protein cũng được định lượng. Nên có sự theo dõi và so sánh nồng độ protein trong nước tiểu trong giai đoạn sớm của thai kì và các giai đoạn sau đó. Nồng độ protein cao có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật, một tai biến nghiêm trọng thường xảy ra trong giai đoạn sau của thai kì hoặc sau khi sinh.

Cấy nước tiểu và ý nghĩa?

Cấy nước tiểu là xét nghiệm để tìm vi khuẩn có trong nước tiểu, đây có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Rubella và kết quả xét nghiệm cho biết điều gì?

Rubella (thường gọi là sởi Đức) có thể gây dị tật bẩm sinh nếu phụ nữ bị nhiễm trong quá trình mang thai. Xét nghiệm máu để kiểm tra liệu tiền sử thai phụ đã từng bị nhiễm rubella hay đã tiêm vắc xin chủng ngừa bệnh này hay chưa. Nếu chưa từng mắc rubella trước đó hay chưa tiêm vắc xin, thai phụ nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh trong quá trình mang thai vì có nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu chưa tiêm vắc xin, thai phụ nên tiêm sau khi sinh, ngay cả khi đang cho con bú. Không nên tiêm vắc xin ngừa rubella trong khi mang thai.

Xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C và ý nghĩa?

Virus viêm gan B và virus viêm gan C thường gây tổn thương gan. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B hay C có thể lây truyền cho thai nhi. Tất cả thai phụ nên xét nghiệm có nhiễm viêm gan B hay không. Nếu thuộc nhóm nguy cơ, thai phụ cũng nên làm thêm xét nghiệm viêm gan C.

Các xét nghiệm STI nào được thực hiện ở phụ nữ mang thai?

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm lậu cầu và chlamydia trong giai đoạn sớm của thai kì. Lậu cầu và chlamydia có thể gây biến chứng cho cả mẹ và thai. Nếu bị nhiễm 1 trong 2, thai phụ sẽ được điều trị trong suốt quá trình mang thai và sau đó sẽ được xét nghiệm lại để đánh giá kết quả điều trị. Nếu có nguy cơ bệnh lậu (

Biên dịch - Hiệu đính

Võ Thị Quỳnh Như - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sinh mổ nhiều lần nguy hiểm như thế nào?

(91)
Nhiều bệnh nhân hỏi mình về vấn đề mổ lấy thai nhiều lần, 2-3 thậm chí 4 lần có nguy hiểm gì không? Mình post lên đây phần trả lời cho 1 chị bệnh nhân ... [xem thêm]

Vitamin A trong chế độ ăn khi mang thai

(93)
Tại sao bạn cần vitamin A trong thai kỳ? Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo được dự trữ ở gan. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành thai ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị sinh non

(17)
Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Nếu sản phụ chuyển dạ sinh non, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên về điều trị, ... [xem thêm]

Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ?

(83)
Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, bạn sẽ bị chảy máu và xuất tiết âm đạo. Điều này được gọi là chảy máu từ tử cung sau sinh. Đó là cách mà cơ thể ... [xem thêm]

Siêu âm ngã âm đạo

(71)
Ai sẽ được làm xét nghiệm này? Nhiều phụ nữ sẽ được chỉ định siêu âm ngã âm đạo vào quý I thai kỳ. Ở giai đoạn này, siêu âm ngã âm đạo chính xác ... [xem thêm]

Bài 22 – Những biểu hiện của stress khi mang thai và sau sanh

(75)
Stress hiểu một cách đơn giản nhất trong bài này là tình trạng căng thẳng về tâm lý trước một tình trạng, áp lực nào đó, cụ thể bây giờ là có thai. ... [xem thêm]

Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

(30)
Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh. Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN