Cao huyết áp có dẫn đến đau đầu hay không?

(4.27) - 66 đánh giá

Mọi người đều tưởng rằng tăng huyết áp có thể gây ra đau đầu. Bạn cũng có thể tự nghĩ: “Khi tim đập mạnh hơn, máu đẩy vào thành động mạch, liệu hộp sọ có thể bắt đầu bị va đập?”.

Câu hỏi này thật sự chưa đúng lắm. Những nhà nghiên cứu tìm được rất ít bằng chứng cho điều này.

Bạn hãy đọc và tìm ra sự thật về mối liên hệ giữa đau đầu và huyết áp.

Tổng quan

Một thập niên trước, mọi người đã nghĩ đau đầu là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu sau này đã thấy rằng không hề có mối liên hệ nào giữa đau đầu và cao huyết áp. Vẫn còn bệnh nhân và nhiều bác sĩ ngày nay tin rằng huyết áp cao vì họ bị đau đầu.

Nhà thần kinh học Deborah Friedman đã ghi chú một số lý do cho quan điểm này:

  • Cao huyết áp có thể là một hiện tượng liên quan đến đau cấp tính.
  • Đau đầu có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc chống cao huyết áp.
  • Ngược lại, các thuốc điều trị cao huyết áp có thể ngăn ngừa đau đầu, nên giảm nguy cơ đau đầu ở những bệnh nhân được điều trị.

Tại sao những bệnh nhân tăng huyết áp lại ít bị đau đầu?

Nghiên cứu ở Norway đã cho thấy những người bị cao huyết áp có thể ít bị đau đầu hơn. Nhóm đã nghiên cứu hơn 22.000 người lớn không mắc đau đầu, đo tại những thời điểm nhất định trong thời gian 11 năm.

Những người có huyết áp tâm thu trên 150 thực sự có nguy cơ bị đau nửa đầu thấp hơn 30%. Số đo huyết áp tâm thu là con số cao hay cao nhất trong chỉ số đo huyết áp. Những nhà nghiên cứu kết luận với giảm cảm giác đau – thuật ngữ dùng để chỉ việc giảm sự nhạy cảm với đau – như một lời giải thích khả thi.

Cao huyết áp ác tính là gì?

Đau đầu có thể là một trong những triệu chứng nếu bạn bị cao huyết áp ở mức độ nghiêm trọng hay cao huyết áp “ác tính”. Loại cao huyết áp này có thể đến bất ngờ và ảnh hưởng đến khoảng 1% những người bị cao huyết áp.

Cao huyết áp ác tính có thể ảnh hưởng đến những người trẻ, đặc biệt là nam giới người Mỹ gốc Phi. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân gặp vấn đề về thận và nhiễm độc máu trong thai kỳ.

Những triệu chứng của bệnh này là gì?

Những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp ác tính bao gồm đau đầu, mờ mắt và những thay đổi về trạng thái tinh thần. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, suy nhược, khó thở, đau ngực hoặc lên cơn động kinh.

Cao huyết áp ác tính là một trường hợp cần cấp cứu y tế. Bạn cần được đưa ngay tới bệnh viện, nơi bạn sẽ nhận được các thuốc tiêm tĩnh mạch để giúp sinh hiệu (dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở) của bạn được kiểm soát.

Bạn nên ghi nhớ điều gì?

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy đau đầu căng cơ thông thường không hoặc có rất ít liên hệ với cao huyết áp. Trên thực tế, bạn có thể có rất ít khả năng bị cao huyết áp.

Đối với chứng đau nửa đầu và cao huyết áp, cả hai đều là những bệnh rối loạn phổ biến, ảnh hưởng từ 10 đến 22% số người trưởng thành. Chỉ khoảng 3% dân số có cả hai rối loạn này.

Đau đầu không phải là một dấu hiệu của cao huyết áp ngoại trừ trường hợp cao huyết áp ác tính. Cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bố mẹ làm gì khi bé nhõng nhẽo ở nơi công cộng?

(61)
Các ông bố bà mẹ trẻ thường sẽ bối rối khi phải đối mặt với cơn hờn dỗi của con, mặc dù bé cưng lúc đó chỉ mới học mẫu giáo. Cơn thịnh nộ ... [xem thêm]

Hóa giải nỗi lo bà bầu đau bụng đi ngoài tại nhà

(88)
Bà bầu đau bụng đi ngoài hay bị tiêu chảy khi mang thai là vấn đề xảy ra khá thường xuyên với không ít mẹ bầu. Vậy vấn đề này bắt nguồn từ đâu, ... [xem thêm]

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

(98)
Mùa hè là thời cơ thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi nảy nở như muỗi, ong, rệp giường, chấy, kiến… Khi mải mê vui chơi, bé yêu của bạn sẽ rất ... [xem thêm]

Phương pháp giảm cân theo chế độ Atkins

(10)
Với phương pháp giảm cân theo chế độ ăn kiêng Atkins (hay còn gọi là chế độ ăn kiêng low-carb), bạn hoàn toàn có thể chiều theo sở thích ăn uống với các ... [xem thêm]

Nước sạch: Thực trạng ở Việt Nam

(62)
Để khởi đầu một ngày mới năng động, bạn có thể uống nước vào buổi sáng như thói quen của người Nhật để bảo vệ sức khỏe. Vậy thói quen uống ... [xem thêm]

Bí quyết làm đẹp da với dầu neem

(18)
Dầu neem có chứa các dưỡng chất cần thiết giúp bạn chăm sóc da mặt, da đầu và các vùng da trên cơ thể. Vậy dầu neem là gì mà giúp bạn làm đẹp da một ... [xem thêm]

Giải đáp những thắc mắc về thuốc Theralene

(15)
Theralene được sử dụng như thuốc chống nôn, ngăn ngừa say tàu xe hoặc kết hợp với các thuốc khác điều trị ho và cảm lạnh. Theralene (còn được gọi là ... [xem thêm]

Bệnh ở môi – Kẻ thù hàng đầu của sắc đẹp

(67)
Đôi môi căng mịn, hồng hào sẽ làm cho gương mặt bạn tràn đầy sức sống. Thế nhưng chăm sóc không đúng cách hoặc một số tác nhân bên ngoài có thể gây ra ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN