Có nên loại bỏ đờm trong cổ họng?

(3.86) - 24 đánh giá

Đờm trong cổ họng cũng giống như gỉ mắt: bạn không biết chúng được hình thành như thế nào nhưng lại cảm thấy mất vệ sinh, khó chịu và muốn loại bỏ chúng.

Trên thực tế, đờm khá hữu ích. Đây là dạng chất dày và nhầy có thành phần chủ yếu là nước, muối và các kháng thể được thiết kế tạo ra nhằm giữ và diệt khuẩn cùng các vi sinh vật trong mũi và cổ họng của bạn.

Ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh, cơ thể vẫn sản xuất ra khoảng một lít đờm mỗi ngày. Nếu không có chất dịch này, các mầm bệnh và chất kích thích trong không khí sẽ dễ dàng đi vào phổi thông qua hệ thống đường dẫn khí của cơ thể. Ngoài ra, khi bạn bị bệnh hay dị ứng, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất đờm để tẩy sạch những vi khuẩn có hại hiện diện trong cơ thể.

Liệu bạn nên khạc hay nuốt đờm?

Mặc dù có thể mang lại cảm giác khó chịu, nhưng bạn có thể nuốt đờm xuống. Trên thực tế, đó có lẽ là điều cơ thể bạn cần làm, đó cũng là lý do khiến đờm tự nhiên chảy xuống cổ họng bạn. Nếu bạn nuốt, axit dạ dày và hệ tiêu hóa sẽ đơn giản xóa bỏ đờm và bất kỳ chất có hại nào trong đờm.

Còn nếu bạn khạc đờm ra, bạn cần phải làm đúng cách. Cách tốt nhất là bạn nên ngậm miệng lại và hít không khí vào mũi. Mục tiêu cần đạt được là sử dụng mũi để kéo đờm thừa xuống cổ họng để lưỡi và cơ cổ họng có thể tống nó ra ngoài. Hãy chắc chắn rằng bạn không nhai bất cứ thứ gì trong khi cố gắng khạc, nếu không bạn có thể hút thức ăn xuống khí quản và và khi đó, bạn có thể sẽ phải cần đến phẫu thuật để lấy ra những thức ăn bạn nuốt phải đấy. Tiếp theo, bạn hãy uốn cong lưỡi thành hình chữ U và đưa không khí cùng nước bọt ra phía trước bằng cách sử dụng cơ mặt sau cổ họng của bạn. Khi đờm đã xuống miệng, bạn hãy nhổ nó vào bồn rửa mặt.

Tự chẩn đoán bệnh qua màu sắc của đờm

Một khi đã khạc đờm ra, bạn cần phải xem xét màu sắc của nó bởi đó có thể biểu hiện tình trạng sức khỏe của bạn.

Nếu đờm của bạn trong suốt, rất có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng thường kích hoạt màng nhầy để tạo ra histamine và làm cho tế bào sản sinh ra nhiều đờm hơn. Uống thuốc kháng histamin sẽ giúp ngừng sản xuất phần đờm dư thừa nói trên.

Nếu đờm của bạn có màu đỏ (máu), rất có thể là do không khí nơi bạn ở quá khô. Bạn có thể tăng cường độ ẩm không khí bằng cách sử dụng thuốc xịt muối nhỏ mũi hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.

Nếu đờm của bạn có màu vàng/xanh lá cây, bạn có thể đã bị nhiễm virus. Màu sắc này được tạo ra bởi một loại enzyme sản xuất bởi bạch cầu đang chống lại sự nhiễm trùng.

Khi nhìn thấy máu trong đờm nhiều lần, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc hoặc uống nhiều loại thuốc, đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư.

Nếu bạn vẫn bị đờm nhiều sau hơn một tuần, rất có thể tình trạng lây nhiễm virus đã trở thành một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vậy nên tốt nhất hãy khi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Vì sao khi ho bị són tiểu?
  • Bị cảm lạnh khi mang thai có nên dùng thuốc?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

”Yêu” khi bị cao huyết áp

(51)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

Xuất tinh ngoài âm đạo có thật sự giúp tránh thai?

(71)
Xuất tinh ngoài là gì? Xuất tinh ngoài âm đạo là thuật ngữ y học trong quan hệ tình dục khi người nam rút dương vật ra khỏi âm đạo của người nữ trước ... [xem thêm]

7 điều người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới muốn bạn biết

(80)
Nhiều người không hiểu về chứng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD). Điều này dẫn đến sự kỳ thị không đáng có đối với người bệnh. Các chuyên gia ... [xem thêm]

Đôi mắt sáng khỏe chỉ với 9 loại thực phẩm quen thuộc

(87)
Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt trong thực đơn hằng ngày chính là cách tốt nhất giúp bạn có một đôi mắt sáng khoẻ lâu dài. Dưới đây là 10 ... [xem thêm]

Các loại bệnh tâm thần, bạn đã biết chưa?

(59)
Ngày nay, với nhịp độ cuộc sống vội vã và căng thẳng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều người mắc các loại bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn ... [xem thêm]

Khám phụ khoa lần đầu

(99)
Khi nào nên đi khám phụ khoa lần đầu tiên? Bác sĩ Sản phụ khoa là những bác sĩ chuyên về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Nên đi khám phụ khoa lần đầu từ ... [xem thêm]

6 sai lầm khi rửa mặt khiến làn da phải kêu cứu

(23)
Trong quá trình chăm sóc da với đủ các bước cầu kỳ phức tạp thì rửa mặt chính là công đoạn đầu tiên, đơn giản và không kém phần quan trọng để chăm ... [xem thêm]

Thuốc nam trị thiếu máu cơ tim: Từ cây thuốc đến bài thuốc hiệu quả

(44)
Các cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim không chỉ được người dân châu Á ưa chuộng, mà còn khiến các nhà khoa học phương Tây ngạc nhiên với hiệu quả hỗ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN