Con hay ốm vặt có thể vì mẹ chưa biết 7 bí kíp sau

(3.7) - 31 đánh giá

Hằng năm, khi nhiệt độ xuống thấp, virus cảm lạnh và cúm sẽ “đi dạo vòng vèo” qua những căn nhà và “ghé thăm” các bé. Vậy cách nào để bảo vệ bé không bị bệnh?

Những biện pháp vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả “vô đối” sau sẽ giúp con bạn không còn ốm vặt. Đôi khi, có những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại có sức ảnh hưởng không tưởng đấy!

Giữ tay sạch sẽ mới là bé ngoan

Thường xuyên rửa tay sẽ làm giảm đáng kể bệnh đường hô hấp và tiêu hóa ở trẻ em. Do đó, hãy tập cho bé có thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng trong vòng 15-20 giây khi ở trường về, sau khi chơi, và trước khi ăn. Mẹ có thể tạo niềm hứng thú cho bé khi rửa tay bằng cách hát bài hát yêu thích của con hai lần trước khi rửa. Thói quen này giúp đẩy lùi vi khuẩn ra khỏi cơ thể và giúp bé vui khỏe mỗi ngày.

Muốn khoẻ đẹp thì hãy tập thể thao!

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tần suất bị bệnh cảm lạnh hay cúm xảy ra trong cả một năm. Harley A. Rotbart, Bác sĩ y khoa nói rằng: “Việc tập thể dục tốt hơn so với bất kỳ thuốc chữa bệnh hay thần dược nào”.

Ngủ đủ giấc đẩy lùi ốm vặt

Hầu hết các bé cần khoảng 14 giờ ngủ một ngày; trẻ mẫu giáo cần 11-13 giờ. Bác sĩ Rotbart nói: “Trẻ ngủ trễ, thiếu ngủ gần như tăng gấp đôi nguy cơ bị cúm và bị cảm lạnh”. Vì thế, bố mẹ hãy tạo cho bé thói quen lên giường sớm nhé.

Tránh chạm vào khuôn mặt

Virus cảm lạnh và cúm vào cơ thể qua mũi, mắt và miệng. Bạn hãy giúp bé hạn chế tiếp xúc với những khu vực này đồng thời hãy tập dần cho bé có thói quen sử dụng các vật dụng cá nhân riêng như: ống hút, ly, bàn chải đánh răng… để giữ vệ sinh cho bản thân, tránh lây bệnh từ môi trường xung quanh.

Chế độ ăn cân bằng và lành mạnh hỗ trợ “thổi bay” ốm vặt

Các bữa ăn với nhiều trái cây đầy màu sắc và rau quả sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ hãy lưu ý cung cấp đủ cho con các loại thực phẩm giàu vitamin C (bông cải xanh, dâu tây và cam) và vitamin D (cá ngừ, sữa có bổ sung và ngũ cốc). Việc ăn sữa chua sẽ giúp chuyển hoá các vi sinh vật có ích làm tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng và phòng ngừa bệnh.

Cẩn trọng với mầm bệnh nơi trường học

Bố mẹ hãy chắc chắn rằng trung tâm nhà trẻ hay trường học của con bạn có một chính sách hợp lý về việc giữ trẻ em ốm cách li với những bé khỏe mạnh. Tốt hơn hết, cơ sở nên yêu cầu một trẻ bị sốt, cúm, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc nhiễm trùng ở nhà cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

Nếu bạn nhận thấy bé thường hay bị bệnh thì bạn có thể trò chuyện với người giữ trẻ hoặc giám đốc cơ sở nuôi dạy trẻ về việc thi hành các quy định về phòng bệnh chặt chẽ hơn.

Chủng ngừa cúm

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, tiêm vắc xin là cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm – căn bệnh phổ biến nhất ở các bé. Bạn còn chần chờ gì mà không đem bé đến cơ sở y tế tiêm phòng?

Bạn đừng quên những nguyên tắc để “bé khoẻ, bé ngoan” ở trên nhé. Những điều này tưởng dễ làm, dễ nhớ nhưng thật ra bố mẹ vẫn hay dễ lơ là đấy! Chúc con yêu của bạn luôn khoẻ mạnh, không còn ốm vặt!

Bạn có thể xem thêm:

  • 8 căn bệnh thường gặp nhưng không nên xem thường ở … – Chúng tôi

  • Mẹo phòng tránh bệnh gió mùa

  • Giật mình vì 8 thói quen của bố mẹ có thể làm hư con

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cần tránh 6 thực phẩm không an toàn cho bé

(25)
Trẻ nhỏ không cần nhiều calorie nhưng cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, bé lại thích một số món ăn vặt chứa nhiều calorie, đường, ... [xem thêm]

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Nguyên nhân khiến bạn cảm giác trống rỗng

(21)
Cảm giác trống rỗng có thể khiến người đàn ông ngày càng lún sâu vào vũng bùn trầm cảm tự hủy hoại bản thân… Nếu có dấu hiệu này, đã đến lúc ... [xem thêm]

Tinh dầu gừng: Dùng hoài chẳng muốn dừng

(59)
Tinh dầu gừng từ lâu đã được ưa chuộng trong nhiều nền y học bởi những tác dụng vô cùng hữu ích, chẳng hạn như giảm đau, thư giãn tinh thần.Bài viết ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh

(36)
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh với sự quản lý của Sở Y tế hiện nay đã phát triển thành bệnh viện chuyên khoa hạng I. Đây là một địa chỉ đáng cân ... [xem thêm]

Mách bạn cách sử dụng bếp từ an toàn

(35)
Nếu vừa sắm một chiếc bếp từ mới cho gian bếp của mình, bạn nên cập nhật ngay cách sử dụng bếp từ an toàn để tận dụng bếp hiệu quả, lâu dài mà ... [xem thêm]

14 thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi

(72)
Bên cạnh vấn đề điều trị ung thư phổi, một chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi là điều đáng được quan tâm. Nếu có một chế độ ăn uống với ... [xem thêm]

10 cách hồi phục sức khỏe nhanh hơn sau sinh mổ

(33)
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định bạn phải sinh mổ. Vì thế, việc hiểu biết về cách hồi phục sức khỏe sau sinh mổ dần khá quan ... [xem thêm]

Xét nghiệm HPV

(16)
Tìm hiểu chung về xét nghiệm HPVXét nghiệm HPV là gì?Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự hiện diện của virus HPV, một loại virus có thể dẫn đến phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN