Hướng dẫn đánh giá tăng trưởng của trẻ

(4.01) - 18 đánh giá

Bạn cần phân biệt tăng trưởng và phát triển

Tăng trưởng đơn thuần là sự lớn lên (về lượng), các chỉ số thông dụng để đánh giá tăng trưởng là chiều cao, cân nặng và vòng đầu …. Sự tăng trưởng phản ánh tình trạng dinh dưỡng của đứa bé, các bệnh lý nội tiết và các bệnh mạn tính.

Phát triển là sự hoàn thiện về chức năng của các cơ quan (về chất), ví dụ đánh giá sự phát triển của não bộ thông qua khả năng ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng vận động tinh xảo ….

Tăng Trưởng và Phát Triển đồng hành cùng nhau và có mối liên hệ chặt chẽ. Một Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng chắc chắn sẽ chậm phát triển tinh thần ngược lại 1 trẻ chậm phát triển tâm thần (bệnh Down.. thì cũng có những rối loạn về tăng trưởng, như thừa cân.

Bài này chỉ đề cập đến sự tăng trưởng bình thường ở trẻ khỏe mạnh, tất cả các con số chỉ là con số trung bình (có tính chất tham khảo) nếu con bạn lệch xa khỏi con số trung bình hãy tới gặp bác sĩ.

Đối với trẻ sinh đôi, thường sau sinh chúng sẽ tăng trưởng mạnh hơn trẻ sinh một, mặc dù vậy cho đến năm 2.5 tuổi các chỉ số của chúng có thể vẫn nhỏ hơn trẻ sinh 1, tuy nhiên đến 4 tuổi chúng sẽ bắt kịp trẻ sinh 1.

Đầu tiên trẻ tăng cân như thế nào?

Trẻ mới sinh sẽ mất 10 % trọng lượng cơ thể, khi được 10- 14 ngày tuổi cân nặng sẽ phục hồi lại như lúc mới sinh (sụt cân sinh lý)

3 tháng đầu tiên: trung bình tăng 30 gam/ ngày (900 gam/ tháng)

3 tháng tiếp theo: 20 gam/ ngày (600gram/ tháng)

Từ 6-12 tháng tuổi: 10 gam/ ngày (300gram/ tháng)

Thường thì cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp đôi khi sinh lúc trẻ được 4 tháng và gấp 3 lúc trẻ tròn 1 tuổi.

Từ 2 tuổi đến khi dậy thì trung bình mỗi năm trẻ chỉ tăng 2 kg.

Nếu trẻ ở tuổi tiền dậy thì tăng dưới 1 kg/ năm cần theo dõi sát, có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng.

Lưu ý: trẻ bú mẹ thường tăng cân rất nhanh trong 3 tháng đầu đời, tăng nhanh hơn so với trẻ bú sữa công thức. Nhưng sau 3-4 tháng thì trẻ bú sữa công thức sẽ tăng cân nhiều hơn. Từ 12- 23 tháng tuổi không có sự khác biệt giữa 2 nhóm trẻ này.

Tốc độ phát triển chiều cao/ dài của trẻ bình thường

  • Chiều dài trung bình lúc sinh của trẻ là 50 cm
  • Trẻ sẽ dài thêm được 25 cm trong năm đầu tiên
  • Thêm 10 cm nữa trong năm thứ 2
  • 7.5 cm/ năm với trẻ từ 24- 48 tháng
  • Trẻ sẽ đạt được ½ chiều cao lúc trưởng thành khi trẻ 24- 30 tháng tuổi
  • Từ 4 tuổi đến khi dậy thì trẻ chỉ cao thêm trung bình 5 cm / năm

Thường thì 2 năm đầu đời, đường cong biểu diễn chiều cao của trẻ không ổn định, và không sát với đường cong di truyền của trẻ. Chỉ 2/3 trẻ có đường con ổn định 1/3 còn lại biến đổi lên xuống. từ 2-9 tuổi trẻ tìm được đường cong chiều cao di truyền của mình và đường cong đó ổn định, có thể sử dụng để tiên đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Ở giai đoạn tiền dậy thì (sau 9 tuổi) sự tăng trưởng của trẻ không ổn định, có những giai đoạn nhảy vọt xen kẽ những giai đoạn tăng trưởng chậm.

Dự đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành

Dựa vào chiều cao tiềm năng suy ra từ chiều cao trung bình của cha mẹ (mildparent height) và dựa vào chiều cao dự kiến (project height)

Cách tính chiều cao tiềm tăng dựa trên chiều cao ba mẹ

  • Con trai: (chiều cao cha + chiều cao mẹ + 13): 2
  • Con gái: (chiều cao cha + chiều cao mẹ – 13): 2

Độ chênh lệch là +- 8.5 cm

Ví dụ cha cao 170 cm, mẹ cao 160 cm thì chiều cao tiềm năng của con gái là:

(170 + 160- 13): 2 = 158.5 +- 8.5 cm (150 – 167 cm)

Rõ ràng sự chênh lệch là rất lớn nên dùng công thức này để tính hầu như không có ý nghĩa gì, vì vậy chúng ta phải dùng thêm 1 chỉ số nữa là chiều cao dự kiến (project height).

Project height

Sau 2 tuổi, chúng ta đo chiều cao cho trẻ ít nhất là 6 tháng 1 lần. sau đó vẽ lên 1 đường cong biểu diễn chiều cao của trẻ, để biết xem chiều cao của trẻ sẽ đi theo kênh nào 9 kênh 5,10,25….) sau đó ta rà theo kênh đó cho đến năm trẻ 18-20 tuổi thì sẽ biết trẻ cao bao nhiêu. Chiều cao dự đoán của trẻ phải nằm trong giới hạn chiều cao tiềm năng thì mới đúng, nếu không là có bất thường.

Sự phát triển của vòng đầu.

Đo chu vi vòng đầu là 1 việc rất quan trọng đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi vì nó đánh giá sự phát triển của não và phát hiện 1 số bệnh lý: tật đầu nhỏ hay não úng thủy ….

Lúc sinh trung bình chu vi đầu của trẻ là 35 cm (lớn hơn 1-2 cm so với vòng ngực)

Trong năm đầu đời trung bình vòng đầu mỗi tháng tăng thêm 1 cm, tuy nhiên nó tăng mạnh hơn trong 6 tháng đầu. có thể tới 2 cm trong tháng đầu tiên và tháng thứ 4 có thể tăng thêm 6 cm ‘
Thường thì vòng đầu của trẻ sẽ ổn định khi trẻ được 4 tuổi.

Một số chỉ số quan trọng

Chỉ số cao/ tuổi

Chỉ số cao/ tuổi đánh giá xem trẻ có lùn không, có quá cao không. Đôi khi quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến yên.

Chỉ số cao/ tuổi

Chỉ số nặng/ dài (ở trẻ dưới 2 tuổi) và BMI ở trẻ trên 2 tuổi giúp đánh giá tương quan cân nặng và chiều cao, nghĩa là để biết cơ thể trẻ có cân đối hay không. từ đó biết được trẻ thiếu cân hay thừa cân.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/795177330679789

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Có nên hạ sốt cho trẻ khi chưa kịp gặp bác sĩ?

(18)
Lướt qua vài trang mạng thấy có vài bài báo dẫn lời bác sĩ rằng: Không nên dùng hạ sốt trước khi được bác sĩ chẩn đoán ra bệnh. Và sốt cao co giật rất ... [xem thêm]

Dị ứng đạm sữa bò

(42)
Nhiều người sẽ thắc mắc, sữa là thức ăn phổ biến nhất, lành vậy mà sao lại gây cho trẻ dị ứng….. Hãy cũng tìm hiểu về vấn đề này nhé Dị ứng ... [xem thêm]

Tắc lệ đạo ở trẻ nhỏ

(38)
Khái quát Lệ đạo hay còn gọi là ống lệ mũi, nó là 1 đường ống dẫn nước mắt xuống mũi với 1 đầu mở ra ở góc trong của mắt, 1 đầu mở ở nghách ... [xem thêm]

Sốt phát ban ở trẻ em

(45)
Sốt phát ban ở trẻ em Sốt phát ban do nhiều loại vi rút gây ra, trong đó có thề là rubella hay sởi nhưng sởi mà có tiêm phòng thì khó bị lắm. Nhiều trẻ 2 -3 ... [xem thêm]

Viêm mũi dị ứng hay cảm lạnh?

(10)
Con tôi bị hắt hơi, sổ mũi kéo dài. Làm sao có thể biết được cháu bị viêm mũi dị ứng hay chỉ là chứng cảm lạnh? Đó là câu hỏi thường gặp của phụ ... [xem thêm]

Ho kéo dài ở trẻ em

(44)
Khi nào gọi là ho kéo dài? Ho kéo dài là khi trẻ ho liên tục trên 4 tuần. Đa số các trường hợp ho kéo dài gặp ở trẻ nhỏ (2-3 tuổi). Khoảng 5-10% học sinh ... [xem thêm]

Khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng

(26)
Khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng Dạo này, rất nhiều tay chân miệng. Nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cũng bị. Nghe trong bệnh viện có mấy ca rất nặng. ... [xem thêm]

Sai lầm khi cho trẻ bú đêm

(65)
Sai lầm: ‘’Đánh thức con dậy ban đêm để cho bú‘’ Nhiều cha mẹ sợ con ngủ 1 mạch tới sáng thì sẽ bị đói, bị hạ đường huyết, sợ không lớn nên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN