Lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

(4.3) - 100 đánh giá

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II là loại thuốc được sử dụng trong điều trị cao huyết áp. Những lưu ý cần thiết về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả và an toàn hơn.

Tăng huyết áp là tình trạng nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Khi nói đến điều trị tăng huyết áp, bạn sẽ nhận thấy vài nhóm thuốc lạ. Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về một trong số chúng, một loại thuốc có tên “thuốc ức chế thụ thể angiotensin II”.

Các loại thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Có một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II. Bác sĩ không kê đơn tất cả thuốc trong nhóm này. Họ sẽ kê đơn dựa trên sức khỏe và tình trạng bệnh lý của bạn để tìm ra loại thuốc tốt nhất.

Các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II bao gồm:

  • Azilsartan (Edarbi);
  • Candesartan (Atacand);
  • Eprosartan;
  • Irbesartan (Avapro);
  • Losartan (Cozaar);
  • Olmesartan (Benicar);
  • Telmisartan (Micardis);
  • Valsartan (Diovan).

Vai trò của thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác để điều trị tăng huyết áp. Đôi khi, bác sĩ sẽ kê toa các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II nếu bạn không thể sử dụng chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE). Men chuyển angiotensin có nguy cơ gây ho, do đó các thuốc loại này sẽ được sử dụng. Chúng ít gây ho cho bệnh nhân.

Thuốc cũng được sử dụng để điều trị bệnh động mạch vành, suy tim, tiểu đường tuýp 2 hoặc bệnh thận.

Các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II hoạt động như thế nào?

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II được sử dụng để làm giãn các mạch máu. Những thuốc này ngăn ngừa hormone angiotensin II gắn vào các thụ thể trong các mạch máu. Khi mạch máu được thư giãn, huyết áp sẽ giảm xuống. Tim sẽ bơm máu đến các cơ quan đích dễ dàng hơn. Angiotensin là một chất hóa học làm co thắt mạch máu. Điều này làm tăng huyết áp. Các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II sẽ giúp chúng giãn nở.

Các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II cũng có hiệu quả khá tốt.

Tác dụng phụ thường gặp

Tất cả các loại thuốc ít nhiều đều có tác dụng phụ và thuốc này cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, những lợi ích mà thuốc mang lại quan trọng hơn những tác dụng phụ. Các triệu chứng thường biến mất sau khi bạn uống thuốc một thời gian.

Một số tác dụng phụ của thuốc ức chế thụ thể angiotensin II bao gồm:

  • Chóng mặt, đầu óc quay cuồng hoặc ngất. Các triệu chứng này xuất hiện nhiều nhất sau khi bạn uống thuốc lần đầu tiên hoặc nếu bạn đã dùng thuốc nước (một loại thuốc dùng cho bệnh tăng huyết áp);
  • Yếu cơ, đau lưng, đau chân, nhịp tim bất thường, khó ngủ hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên;
  • Lú lẫn (bạn không thể nghĩ rõ ràng và nhanh như trước đây);
  • Nôn mửa và tiêu chảy. Nếu các triệu chứng trầm trọng, bạn nên tham vấn bác sĩ vì bạn dễ bị mất nước. Huyết áp cũng có nguy cơ giảm thấp hơn;

Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu lo lắng về các triệu chứng hoặc nếu các triệu chứng kéo dài hay nghiêm trọng hơn.

Cách dùng thuốc

Bạn có thể uống thuốc bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải uống sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ liều lượng hàng ngày, khoảng cách giữa các liều và thời gian bạn cần uống theo toa. Trong khi dùng thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, bạn nên kiểm tra huyết áp và chức năng thận thường xuyên.

Một số thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có sẵn dùng để điều trị cao huyết áp, suy tim hoặc ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ. Tuy nhiên, chúng vẫn có các phản ứng phụ như chóng mặt hoặc các vấn đề về dạ dày. Bạn nên đến bác sĩ nếu bị nôn mửa nghiêm trọng hay tiêu chảy nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lưu ý nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị mang thai lần 2

(15)
Việc chuẩn bị mang thai lần 2 một cách kỹ càng không chỉ giúp người mẹ có được sức khỏe tốt nhất mà bé yêu cũng có cơ hội phát triển một cách toàn ... [xem thêm]

Viêm khớp cùng chậu do rối loạn hay thoái hóa: Cách đối phó với bệnh hiệu quả

(65)
Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

8 cách chạm đến điểm G ở cơ thể phụ nữ

(25)
Việc tường tận điểm nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ sẽ khiến chuyện ấy của các cặp đôi thêm phần thú vị và thăng hoa đấy. Chuyện chăn gối ... [xem thêm]

Bố mẹ chăm sóc bé vừa nhổ răng xong như thế nào?

(10)
Thậm chí người lớn sau khi nhổ răng xong cũng sẽ cảm thấy đau. Vì vậy, sau khi bác sĩ đã nhổ một đến hai chiếc răng sữa của con bạn, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

Nốt ruồi gây ung thư, tại sao?

(94)
Khi quan sát làn da của mình, đôi khi bạn thấy một nốt nhỏ hình tròn, màu tối, nhô lên hoặc không, bề mặt trơn láng, nốt này được gọi là nốt ruồi. Nốt ... [xem thêm]

9 điều không ai nói với bạn khi vượt cạn

(62)
Sinh nở có thể là một kinh nghiệm tuyệt vời, và cũng có thể là một kinh nghiệm đầy đau khổ. Khi bạn cho rằng bạn biết tất cả về sinh nở cũng là thời ... [xem thêm]

Hãy cẩn thận khi giảm mỡ không phẫu thuật CoolSculpting tại nhà

(74)
Hiện nay, nhiều người ưa chuộng phương pháp giảm mỡ không phẫu thuật do nản lòng với cách giảm cân truyền thống. Có người còn thử áp dụng phương pháp ... [xem thêm]

Phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể mang thai không?

(33)
Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm về việc phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ không bao giờ mang thai được nhưng trong thực tế, bạn hoàn toàn có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN