Phân trẻ sơ sinh có máu là biểu hiện của bệnh gì?

(4.08) - 59 đánh giá

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là hiện tượng không quá hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà nên tìm hiểu nguyên nhân để biết cách khắc phục.

Khi thay tã cho bé, bạn cảm thấy sợ hãi khi phát hiện phân trẻ bé yêu có lẫn máu. Bạn lo lắng không biết nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Chúng tôi.

“Vạch mặt” 4 nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Bạn có thể phát hiện ra trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đi tiêu ra máu qua các dấu hiệu sau:

  • Một vài vết máu đỏ lẫn ở trong phân
  • Phân có lẫn những vệt đen sậm màu.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đi ngoài ra máu có thể là do:

1. Nứt hậu môn

Trẻ bị nứt hậu môn đặc biệt là khi trẻ bị táo bón, phân sẽ cứng lại, có dạng như những viên đá nhỏ. Việc bé gắng sức đẩy phân cứng ra ngoài, có thể khiến vùng hậu môn bị tổn thương khiến bé đi ngoài ra máu tươi.

Điều trị: Các vết nứt hậu môn có thể tự lành hoặc được chữa khỏi bằng thuốc. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc mỡ để bôi vào vết nứt.

2. Viêm đại tràng

Đây là tình trạng một đoạn nào đó bên trong đại tràng hoặc ruột già bị viêm. Tình trạng này thường có xu hướng khiến phân của bé có lẫn máu và nguyên nhân gây ra có thể do di truyền. Hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể trú ngụ trong thành ruột khiến thành ruột bị viêm dẫn đến tình trạng bé đi tiêu phân có lẫn máu.

Điều trị: Bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm để kiểm soát chứng viêm phát triển ở thành ruột. Mục tiêu của các loại thuốc này là giúp hệ miễn dịch của bé có khả năng chiến đấu chống lại bệnh nhiễm trùng.

3. Bệnh Crohn

Khá giống với viêm đại tràng, Crohn là căn bệnh gây viêm loét thành trong của ruột non và ruột già dẫn đến việc bé đi tiêu phân có lẫn máu. Các chuyên gia không thể chỉ ra được một lý do rõ ràng nào của căn bệnh này nhưng các vấn đề về di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu có ai đó trong gia đình bạn bị bệnh Crohn thì nguy cơ bé bị bệnh này rất cao.

Điều trị: Để điều trị bệnh Crohn hiệu quả, bạn cần biết chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh và bệnh xuất hiện ở đâu trong ruột. Bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc tùy thuộc vào tình trạng của bé.

4. Dị ứng

Việc dị ứng với thực phẩm (như sữa, thức ăn mẹ tiêu thụ) có thể khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu, đôi khi có lẫn dịch nhầy. Trẻ nhỏ thường dễ bị dị ứng với sữa (sữa bột hoặc sữa bò), lúa mạch hay yến mạch, nhất là khi con bước sang giai đoạn tập ăn dặm.

Điều trị: Ảnh hưởng của dị ứng có thể “đeo bám” bé suốt cuộc đời. May mắn thay có một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng của bé.

Mách mẹ bí quyết giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Một số cách phổ biến để hạn chế tình trạng này:

  • Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho bé. Cho bé bú mẹ là cách phòng ngừa tốt nhất. Sữa mẹ có chứa một số kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Kiểm tra hậu môn của bé thường xuyên để xem có trầy xước không. Nếu bạn thấy có điều gì đó không ổn, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Theo dõi các triệu chứng dị ứng khác nhau. Khi phát hiện bé bị dị ứng, hãy xác định xem đâu là nguyên nhân gây dị ứng để tránh cho trẻ.
  • Theo dõi phân của bé thường xuyên để xem có gì bất thường hay không. Nếu phát hiện thấy có gì đó không đúng, hãy đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm sẽ dễ điều trị hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nếu không được điều trị kịp thời có thể trở nên nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe. Nếu con đang điều trị theo toa của bác sĩ thì bạn không cần phải lo lắng nhiều.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng cuối

(83)
Ngay trong tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ đã có thể bắt đầu các bài tập thể dục để duy trì một sức khỏe tốt cho suốt giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ ... [xem thêm]

6 cách cho bé ăn dễ dàng mà mẹ nên thử

(85)
Tình trạng bé biếng ăn càng trở nên phổ biến. Vì vậy, mỗi bữa ăn của trẻ như một cuộc chiến. Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy thử 6 cách cho ... [xem thêm]

5 tác dụng của đi bộ nhanh với sức khỏe

(95)
Bài tập đi bộ nhanh vừa giúp bạn giảm cân do đốt cháy nhiều calo lại tốt cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Vậy bạn có biết hết những tác dụng ... [xem thêm]

Tự sát ở tuổi thiếu niên

(83)
Tại sao trẻ thiếu niên lại tự sát? Hầu hết những thiếu niên được phỏng vấn sau một lần cố ý tự sát nói rằng họ làm vậy bởi vì họ cố để thoát ... [xem thêm]

Kem đánh răng chứa flo nhiều chưa hẳn đã tốt

(77)
Chứng nhiễm flo men răng không phải là một loại bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của răng. Ở hầu hết các trường hợp, chứng nhiễm flo lên men ... [xem thêm]

Bí quyết trị hôi miệng bằng mật ong hiệu quả tối đa

(49)
Cách trị hôi miệng bằng mật ong có thể đã trở nên quen thuộc và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm sao để phương pháp này ... [xem thêm]

“Yêu” ngày đèn đỏ có sao không?

(78)
Mọi người thường quan niệm ngày “đèn đỏ” của phụ nữ thường rất “bẩn”. Đó là 1 quan niệm sai lầm, vì máu kinh nguyệt thực chất là sạch sẽ, ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Quận 7

(88)
Bệnh viện Quận 7 được Ủy ban nhân dân thành phố xếp hạng là bệnh viện hạng III. Bệnh viện chịu trách nhiệm khám chữa bệnh, chủng ngừa, sơ cấp cứu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN