Phẫu thuật ghép phổi có gây ra biến chứng không?

(3.62) - 54 đánh giá

Có rất nhiều yếu tố quyết định xem bạn có thể được phẫu thuật ghép phổi hay không. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ quyết định bạn cần thay một hoặc cả hai lá phổi. Bên cạnh đó, các biến chứng sau phẫu thuật ghép phổi cũng nghiêm trọng.

Ghép phổi là một thủ thuật phẫu thuật trong đó phổi bệnh được thay thế bằng một lá phổi khỏe mạnh từ người hiến tặng. Đây được coi là phương sách cuối cùng cho những người bị suy phổi và chỉ được thực hiện sau khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bạn có thể cần thay một hoặc cả hai lá phổi. Sau khi cấy phép phổi, bạn cũng có nguy cơ mắc nhiều biến chứng, vì vậy hãy tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhé.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Bạn cần làm gì trước khi ghép phổi?

Nếu bạn có đủ điều kiện để ghép phổi, tên của bạn sẽ được đưa vào danh sách chờ. Thời gian chờ đợi phụ thuộc vào:

  • Phổi được hiến có sẵn không hay có phù hợp không
  • Nhóm máu
  • Khoảng cách địa lý giữa người cho và người nhận
  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh
  • Kích thước của phổi hiến tặng
  • Sức khỏe của bạn

Nhiều xét nghiệm được yêu cầu. Ngoài ra, bạn sẽ cần được tư vấn về tinh thần và tài chính.

Bạn nên luôn ở tư thế sẵn sàng. Phổi hiến tặng có thể có bất cứ lúc nào. Đừng quên giữ liên lạc chặt với đội ngũ y tế. Họ sẽ cung cấp các hướng dẫn cụ thể phù hợp với trường hợp của bạn.

Khi có sẵn phổi, bạn sẽ được thông báo và phải đến trung tâm cấy ghép ngay lập tức.

Quy trình thực hiện cấy ghép phổi

Khi bắt đầu quy trình, bạn sẽ được gây mê. Để bảo đảm việc hô hấp, bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn một ống qua miệng vào trong khí quản. Một ống khác đi qua mũi đến dạ dày để loại bỏ các chất trong dạ dày. Bàng quang được làm rỗng bằng ống thông.

Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một vết rạch trong ngực để thay thế phổi bệnh bằng một phổi mới. Bác sĩ sẽ kết nối đường thở và mạch máu với phổi mới. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần máy hô nhấp nhân tạo để duy trì tuần hoàn máu trong suốt quá trình phẫu thuật.

Biến chứng của phẫu thuật cấy ghép phổi

Cũng giống như bất kỳ phẫu thuật lớn khác, ghép phổi có nhiều nguy cơ gây ra biến chứng. Một trong những biến chứng lớn nhất của ghép phổi là bị từ chối, việc này xảy ra khi hệ thống miễn dịch coi phổi mới là một dị vật và tấn công nó. Nếu sự từ chối nghiêm trọng, phổi mới có thể thất bại. Để tránh bị từ chối, bác sĩ sẽ kê toa thuốc ức chế miễn dịch cho bạn. Thuốc này sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch nhằm giữ cho cơ thể không đào thải phổi mới. Tuy nhiên, bằng cách làm như vậy, thuốc này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các nguy cơ khác của việc cấy ghép phổi bao gồm:

  • Chảy máu và các cục máu đông
  • Ung thư và khối u ác tính do thuốc ức chế miễn dịch
  • Tiểu đường
  • Tổn thương thận
  • Các vấn đề về dạ dày
  • Xương mỏng đi (loãng xương)

Để giảm nguy cơ mắc các biến chứng trên, bạn hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và không bỏ lỡ bất kỳ liều nào. Hãy thực hiện một lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống lành mạnh và bỏ thuốc lá.

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cơ thể bạn sẽ ra sao khi mất nước?

(50)
Tìm hiểu chungMất nước là gì?Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng ... [xem thêm]

Những lưu ý về căng cơ trong tập luyện thể thao

(14)
Khái niệm cơ bản của việc khởi động Khởi động cơ thể trước khi vận động rất quan trọng. Khởi động trong khoảng 5-10 phút có tác dụng lớn trong việc ... [xem thêm]

Khoan dung không khó

(11)
Nếu được chọn một hình ảnh để làm biểu tượng chung cho con người, có lẽ đó phải là hình ảnh của một vòng tròn không khép kín – thể hiện sự không ... [xem thêm]

[Infographic] Cách phòng tránh và sơ cứu khi bị sét đánh

(13)
Gãy xương là một tình trạng không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Việc sơ cứu gãy xương đúng cách sẽ giúp cho ... [xem thêm]

Khám phá cách thiền định cả khi cực kỳ bận rộn

(68)
Thiền được khoa học chứng minh là một phương pháp chống trầm cảm hiệu quả. Đây quả thực là một là một thông tin tuyệt vời dành cho những ai muốn thâm ... [xem thêm]

Các lưu ý khi tự tập Kegel thu hẹp âm đạo

(27)
Ai cũng đều biết rằng, tập thể dục là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh. Nhưng có một bộ phận trên cơ thể hiếm được quan tâm và tập luyện ... [xem thêm]

5 bí quyết về chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị

(83)
Lời khuyên hàng đầu cho một chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị là giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng với ít tác dụng phụ. Liệu pháp xạ trị có thể ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết về hệ tuần hoàn và nhịp tim thai

(14)
Nhịp tim thai là một trong những âm thanh thú vị nhất mà bố mẹ có thể nghe được khi bé yêu còn đang trong bụng mẹ. Vậy mẹ đã biết nhịp tim thai ở bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN