Phẫu thuật giảm cân cho bệnh tiểu đường tuýp 2

(4.46) - 73 đánh giá

Phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường không phải là điều dễ dàng. Nồng độ đường (glucose) trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật.

Đôi khi người bệnh tiểu đường cần phải trải qua phẫu thuật để điều trị một số bệnh lý khác. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng trong khi hoặc sau khi phẫu thuật, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật
  • Vết mổ lành chậm
  • Các vấn đề về tim mạch

Vậy bạn nên chuẩn bị những gì cho cuộc phẫu thuật này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Trước khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Hãy trao đổi với bác sĩ để đề ra kế hoạch phẫu thuật an toàn nhất cho bạn.

Kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn chặt chẽ hơn nữa trong những tuần trước khi phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ khám lại lần nữa và trao đổi về những vấn đề sức khỏe bạn đang mắc phải có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật như thế nào. Hãy thông báo với bác sĩ những điều sau:

  • Báo cho bác sĩ về bất cứ loại thuốc bạn đang dùng.
  • Nếu bạn dùng metformin, hãy hỏi bác sĩ có nên ngưng dùng nó hay không. Thông thường, bệnh nhân ngưng dùng thuốc 48 giờ trước cho đến 48 giờ sau khi phẫu thuật để làm giảm nguy cơ nhiễm axit lactic.
  • Nếu bạn dùng insulin, hãy hỏi bác sĩ liều lượng nên dùng vào đêm trước phẫu thuật và trong ngày phẫu thuật.

Bạn có nguy cơ cao bị các biến chứng do phẫu thuật nếu bạn đã xuất hiện các biến chứng bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng bạn có từ bệnh tiểu đường. Báo cho bác sĩ biết nếu có bệnh tim mạch, thận, hoặc mắt, hoặc nếu bạn bị mất cảm giác ở bàn chân. Các bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng của những vấn đề trên.

Trong khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc duy trì lượng đường trong máu trong quá trình phẫu thuật. Lượng đường trong máu của bạn nên từ 80–150 mg mỗi decilít (mg/dL) trong khi phẫu thuật. Bạn sẽ ít gặp biến chứng khi phẫu thuật và lành bệnh nhanh hơn nếu lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép trong quá trình phẫu thuật.

Các bác sĩ có thể sử dụng insulin và glucose truyền tĩnh mạch để giữ cho đường huyết ổn định trong quá trình phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Thường thì lượng đường trong máu sau khi phẫu thuật rất khó kiểm soát vì:

  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Nôn mửa
  • Bị stress sau phẫu thuật
  • Ít hoạt động hơn bình thường

Thông thường, bạn sẽ mất thời gian dài hơn để hồi phục so với những người không bị bệnh tiểu đường. Có thể bạn cần phải nhập viện nếu bạn phải trải qua phẫu thuật lớn. Người bị tiểu đường thường phải ở lại bệnh viện lâu hơn so với những người không bị tiểu đường.

Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, hoặc vết mổ có sưng đỏ, nóng hoặc rỉ mủ ra.

Phòng tránh biến chứng loét do nằm lâu. Bạn nên thường xuyên xoay trở trên giường và ra khỏi giường để vận động. Một số trường hợp bạn bị mất cảm giác ở ngón chân hoặc ngón tay do bệnh tiểu đường, bạn sẽ không cảm thấy cảm giác đau đớn do vết loét gây ra. Tốt nhất là bạn nên vận động thường xuyên.

Khi nào thì bạn nên gọi cho bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ để hỏi thêm thông tin liên quan đến phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường nếu:

  • Bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phẫu thuật hoặc gây mê
  • Bạn muốn hỏi về những thuốc nào nên dùng hoặc nên dừng lại trước khi phẫu thuật
  • Bạn nghĩ rằng bạn đang nhiễm trùng

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu thuốc điều trị động kinh Phenobarbital có an toàn?

(51)
Phenobarbital là thuốc chữa động kinh hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân không sử dụng thuốc đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Phenobarbital ... [xem thêm]

Bật mí 13 loại thực phẩm giàu kali

(92)
Kali là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể mà bạn có thể hấp thụ qua nguồn thực phẩm. Khoai lang, củ cải, dưa hấu… là những loại thực phẩm giàu ... [xem thêm]

Zona thần kinh mắt và những điều liên quan

(70)
Zona thần kinh ở mắt (zona mắt) là một bệnh lý có chung nguồn gốc với zona thần kinh. Các triệu chứng sẽ xảy ra ở mắt cần tích cực điều trị thật ... [xem thêm]

Bạn sẽ làm gì nếu người thân phải cấy ghép thận?

(32)
Dù vẫn còn tồn tại rủi ro, lợi ích mà cấy ghép thận mang lại cho bạn cũng như người thân vẫn đáng kể hơn so với chạy thận nhân tạo.Khi phải đối mặt ... [xem thêm]

Hoại tử mô mỡ ở da do biến chứng bệnh tiểu đường

(71)
Hoại tử mô mỡ do tiểu đường là bệnh thoái hóa các mô liên kết ở da. Nó thường xảy ra ở phần dưới của chân. Tổn thương có thể nhỏ hoặc lan rộng ... [xem thêm]

Ăn gì để da trắng sáng hơn?

(73)
Làn da không chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tự tin hơn vào ngoại hình của mình. Làn da khỏe mạnh là khởi đầu của cái đẹp. Bên cạnh ... [xem thêm]

31 tháng

(27)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé học được rất nhiều từ mới trong giai đoạn này, chắc hẳn sẽ có một từ mà bé đặc biệt thích dung ... [xem thêm]

Người vô tính: Một mảnh ghép trong cộng đồng LGBT+

(10)
Người vô tính chính là một thành phần trong cộng đồng LGBT+ bao gồm những người có xu hướng tính dục khác biệt. Liệu bạn có thể nhận diện được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN