Phương pháp luyện bé ngủ bằng cách bế lên đặt xuống

(4.09) - 72 đánh giá

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống là một phương pháp luyện ngủ khá nhẹ nhàng. Đây là phương pháp luyện ngủ không nước mắt nhưng đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Bạn có từng nghe đến phương pháp này chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu một chút nhé.

Bế lên đặt xuống (PUPD) là một trong những phương pháp luyện bé ngủ ngon bằng lời thì thầm trong cuốn sách nổi tiếng Secrets of the Baby Whisperer của Tracy Hogg. Giống như tên gọi của phương pháp, bế lên đặt xuống tức là nếu bé khóc khi ngủ trong cũi, bạn hãy bế bé lên và an ủi cho đến khi bé buồn ngủ. Sau đó, bạn lại đặt bé trở lại cũi. Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, bạn lặp lại điều này cho đến khi bé ngủ.

Phương pháp này đòi hỏi bố mẹ kiên nhẫn và không phải phù hợp với mọi trẻ và bố mẹ. Một vài bé khi được áp dụng phương pháp bế lên đặt xuống như vậy thường cảm thấy bị kích thích hơn là thư giãn. Và hệ quả là bé khó ngủ hơn trước.

Trước khi thực hiện phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống

Bạn có thể bắt đầu thực hiện phương pháp này khi bé ba tháng tuổi. Trước khi bắt đầu, bạn phải thực hiện 3 bước quan trọng sau:

1. Duy trì thời gian đi ngủ

Dựa vào đồng hồ sinh học của bé, bạn hãy quan sát những dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ và khi nào bé có những dấu hiệu này. Từ đó, bạn hãy tập cho bé một vài thói quen ngủ đơn giản. Điều quan trọng là bạn phải duy trì một thời điểm đi ngủ nhất định để bé biết việc gì sắp xảy ra.

2. Xây dựng thói quen ngủ tốt

Việc xây dựng thói quen ngủ sẽ là dấu hiệu để bé nhận biết hiện tại là ban đêm và đây là thời gian để ngủ. Hát ru, tắt bớt đèn trước khi đi ngủ… Những thói quen này có thể giúp bé biết rằng mình bắt đầu đi ngủ.

3. Đặt bé xuống giường khi bé buồn ngủ chứ không phải là lúc bé đã ngủ thiếp đi.

Cách thực hiện phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy thực hiện 7 bước sau:

1. Khi bạn đặt bé xuống, nếu bé khóc, hãy nhẹ nhàng đặt tay lên ngực và trấn an bé bằng những tiếng thì thầm mà bạn luôn sử dụng để dỗ bé ngủ, ví dụ như “ngủ đi con”.
2. Nếu bé vẫn khóc, hãy bế bé lên và lặp lại những tiếng thì thầm đó.
3. Khi bé ngừng khóc nhưng vẫn còn thức, hãy đặt bé vào cũi lại. Nếu bé lại khóc, hãy bế bé lên tiếp.
4. Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn thấy bé có các dấu hiệu ổn định (ví dụ tiếng khóc của bé nhỏ dần).
5. Khi bạn thấy bé đã dịu lại, đừng bế bé nữa mà hãy đặt bé vào cũi. Đặt tay lên ngực bé và nói lại những tiếng thì thầm.
6. Ra khỏi phòng.
7. Nếu bé khóc lại, hãy lặp lại quá trình trên nhiều lần cho đến khi bé ngủ.
Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống thích hợp cho trẻ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé lớn hơn thì cần phải có một số điều chỉnh.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống cho bé 4 tháng tuổi

Nếu bé bốn tháng, bạn hãy thực hiện những bước sau:

  • Chỉ ẵm bé tối đa năm phút. Nếu bé vẫn chưa có dấu hiệu nín, hãy đặt bé xuống và ẵm bé lên lại nếu bé khóc.
  • Giữa mỗi lần bế lên, đặt xuống hãy vỗ về bé nhẹ nhàng khi bé nằm trong cũi.
  • Nếu bé vẫn khóc, hãy bế bé lên lại.
  • Đặt bé xuống ngay khi bé ngừng khóc hoặc khi bạn đã bế bé 5 phút.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống cho bé 5 – 6 tháng tuổi

Phương pháp này cần phải được điều chỉnh khi bé lớn hơn:

1. Nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé

Từ 4 – 6 tháng, bạn phải quan sát những dấu hiệu buồn ngủ của bé. Nếu bé uốn cong lưng lại thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé muốn nằm xuống dù bé vẫn đang khóc.

2. Đừng để bé hiểu rằng “khi khóc, bé sẽ được bế”

Nếu bạn ẵm bé quá lâu thì bé sẽ liên kết giữa việc khóc với việc bế. Bạn hãy nói “để ba/mẹ bế” hoặc “để ba/mẹ đặt con nằm xuống” mỗi khi thực hiện hành động.

3. Giảm thời gian ẵm bé

Bạn chỉ nên ẵm bé tối đa 3 phút, sau đó đặt bé xuống, ngay cả khi bé vẫn còn khóc. Bạn có thể lặp lại quá trình này.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống cho bé 6 – 8 tháng

1. Đừng bế bé lên ngay lập tức

Thay vào đó, hãy đưa tay ra một lúc để xem bé có phản ứng gì. Ví dụ, bạn hãy đưa tay ra vào nói “để ba/mẹ bế”. Nếu bé tiến đến gần, hãy bế bé lên.

2. Không đu đưa

Khi ẵm bé lên, hãy thì thầm những tiếng quen thuộc. Không được nhìn bé hoặc đu đưa bé. Sau đó đặt bé xuống.

3. Chiều theo mong muốn của bé

Khi bé bắt đầu có dấu hiệu nín, hãy tiếp tục nói những lời thì thầm. Bạn cũng có thể đặt tay lên ngực hoặc lưng bé. Tuy nhiên, có một số bé không thích. Do đó, bạn hãy quan sát bé. Nếu bé không thích thì đừng làm.

Phương pháp bế lên đặt xuống cho bé từ 8 tháng đến 1 tuổi

Từ giai đoạn này, bé dễ nín khóc hơn khi nằm trong cũi. Vì vậy, trừ khi bé thực sự thấy khó chịu, bạn không nên bế bé lên.

1. Đặt bé nằm xuống

Nếu bé đứng lên hoặc nhấc mình lên, nhẹ nhàng đặt bé xuống.

2. Sử dụng giọng nói

Bé sẽ bắt đầu hiểu những gì bạn nói, ví dụ “đã đến lúc đi ngủ”.

3. Kết hợp phương pháp biến mất dần

Ở độ tuổi này, bạn có thể kết hợp phương pháp bế lên đặt xuống và phương pháp biến mất dần (gradual retreat) để luyện ngủ cho bé.

Điều gì sẽ xảy ra khi sử dụng phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống?

Có thể sau một vài phút đến vài giờ, bé mới có thể nín. Số lần bế lên càng ngày càng ít đi khi bé đã quen. Bạn có thể đếm số lần bế lên để theo dõi quá trình luyện ngủ của bé.

Bạn sẽ thấy có sự cải thiện sau vài ngày áp dụng phương pháp này, trung bình là khoảng 5 ngày.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các loại nấm ăn được giúp bạn nấu nhiều món ngon

(93)
Các loại nấm nhiều dinh dưỡng cùng vị ngọt thanh mát có thể giúp bạn duy trì vóc dáng và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Bạn nên lưu ý chọn các loại nấm ăn ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị tiền tiểu đường

(31)
Tiền tiểu đường không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tuy nhiên, tiền ... [xem thêm]

Đây là lý do khiến bạn nhất định phải ăn nhiều chất xơ!

(33)
Chế độ ăn có thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa tiểu đường cũng như các bệnh về tim mạch. Khi carbonhydrates kết ... [xem thêm]

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư vòm họng không?

(21)
Nội soi vòm họng là cách để bác sĩ nhận biết nhiều những trạng thái bất thường đang diễn ra ở vòm họng của bạn. Đó cũng là cơ sở dữ liệu để bác ... [xem thêm]

Nên dùng thuốc cảm cúm nào khi cho con bú?

(42)
Cảm là căn bệnh vô cùng phổ biến và dễ chữa. Tuy nhiên, khi đang cho con bú thì bạn cần lưu ý về loại thuốc trị cảm cúm nên uống.Bạn bị cảm cũng như ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Ăn mặn có tốt không?

(33)
Thói quen ăn mặn có thể gây ra những hậu quả khó lường đối sức khỏe, đặc biệt là các bộ phận bên trong cơ thể như thận, não, xương, tim mạch…Muối ... [xem thêm]

Cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Lựa chọn nằm trong tay bạn!

(23)
Nếu biết cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, bạn không những giảm được triệu chứng mà còn tăng cơ hội đẩy lùi bệnh. Vậy làm sao bạn ... [xem thêm]

Thực phẩm chống ung thư mang lại hiệu quả đến đâu?

(43)
Có không ít thông tin nói về tác dụng của dinh dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người quan tâm đến vấn đề dùng thực phẩm chống ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN