Quả thận: Cơ quan giúp duy trì sự sống

(3.89) - 72 đánh giá

Giống như tim, thận là một bộ phận giúp duy trì sự sống của cơ thể.

Chắc hẳn ai cũng biết rằng có một vài cơ quan trong cơ thể giữ vai trò quyết định đối với sự sống như não, tim, phổi và thận.

Thận là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể cũng giống như tim vậy. Cơ thể người bình thường sẽ có hai quả thận. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sống nếu chỉ có một quả thận. Hình dáng quả thận cũng tương tự như hình hạt đậu. Mỗi quả thận có chiều dài khoảng 13cm và rộng 8cm, tương đương kích cỡ của con chuột máy vi tính.

Để xác định vị trí quả thận, bạn có thể đặt bàn tay lên hông, sau đó di chuyển bàn tay theo hướng đi lên tới khi tay chạm xương sườn. Tuy nhiên, vì thận không hoạt động như tim nên bạn sẽ không cảm nhận được nó như cách bạn cảm nhận nhịp đập của trái tim đâu. Cách này chỉ giúp bạn xác định vị trí của quả thận trong cơ thể thôi.

Lọc máu

Một trong những chức năng chính của thận là lọc các chất thải ra khỏi máu. Máu cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể. Các phản ứng hóa học sẽ diễn ra trong các tế bào để phân giải các chất dinh dưỡng đó. Đồng thời, các chất thải sẽ được sản sinh từ các phản ứng hóa học đó. Trong quá trình phân giải các chất dinh dưỡng sẽ có một số chất cơ thể không cần tới. Khi đó, thận sẽ phát huy chức năng trong việc lọc các chất thải này.

Bạn có thể hình dung ra quy trình lọc máu của thận như sau: đầu tiên, máu đi qua động mạch thận để đến thận. Trung bình mỗi người có từ 3,78 tới 5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Thận của chúng ta lọc máu khoảng 400 lần mỗi ngày. Trong đó, hơn một triệu các đơn vị lọc trong thận cùng thực hiện chức năng loại bỏ chất thải. Những đơn vị chức năng này (nephron) rất nhỏ nên bạn chỉ có thể nhìn thấy chúng thông qua kính hiển vi có độ phóng đại cực lớn.

Chức năng bài tiết của thận

Thận, bàng quang cùng với các ống bài tiết khác gọi là hệ tiết niệu. Sau đây là chi tiết các bộ phận nằm trong hệ bài tiết:

  • Hai quả thận: lọc chất thải ra khỏi máu và hình thành nên nước tiểu;
  • Niệu quản: ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang;
  • Bàng quang: túi chứa nước tiểu;
  • Niệu đạo: ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.

Quá trình bài tiết của thận sẽ diễn ra như sau:

  • Các chất thải lọc từ thận sẽ kết hợp với nước (cũng được lọc từ thận) để tạo thành nước tiểu;
  • Khi mỗi quả thận bài tiết, nước tiểu sẽ đi dọc theo một ống dài gọi là niệu quản, tập trung lại ở bàng quang. Khi bàng quang chuẩn bị đầy, cơ thể sẽ phát ra dấu hiệu nhắc bạn đi vệ sinh;
  • Khi bạn đi tiểu, nước tiểu sẽ dẫn từ bàng quang đến một ống khác gọi là niệu đạo và đi ra ngoài cơ thể.

Duy trì sự cân bằng cơ thể

Thận cũng có chức năng cân bằng các chất lỏng và khoáng chất trong cơ thể. Quá trình này được gọi là cân bằng nội môi.

Nếu đặt tất cả lượng nước mà bạn cung cấp cho cơ thể lên một đĩa cân và lượng nước bạn thải ra lên một đĩa cân còn lại, bạn sẽ thấy chúng cân bằng. Cơ thể bạn hấp thụ nước thông qua việc uống nước hoặc hấp thụ từ một số chất khác như rau, củ, quả. Có nhiều cách thải nước ra khỏi cơ thể. Chẳng hạn như tiết mồ hôi, qua hơi thở hay qua hệ bài tiết.

Cơn khát nước chính là dấu hiệu phát ra từ não cho biết bạn cần nạp vào nhiều chất lỏng hơn để cơ thể được cân bằng. Nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể thì não sẽ liên lạc với thận bằng cách gửi một đi một hormone tín hiệu để nhắc thận giữ lại một số chất lỏng. Ngược lại, khi bạn uống nhiều nước, lượng hormone này sẽ giảm và thận sẽ bài tiết nhiều nước hơn.

Nước tiểu được hình thành từ nước cộng với các chất thải thải ra từ máu nên đôi khi chúng có màu sắc đậm hơn bình thường. Nếu bạn không uống nhiều nước hay nếu bạn luyện tập và đổ nhiều mồ hôi thì nước tiểu của bạn sẽ có chứa ít nước nên đậm màu hơn. Ngược lại, nếu bạn uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn và có màu nhạt hơn.

Thận còn có chức năng nào khác?

Thận luôn bận rộn. Bên cạnh chức năng lọc máu và cân bằng chất lỏng từng giây từng phút, thận còn thực hiện chức năng hồi đáp liên tục lại các hormone mà não gửi đến. Thậm chí thận còn tự tạo ra hormone cho chính nó như việc tự sản xuất ra một loại hormone để báo hiệu cho cơ thể sản xuất ra nhiều tế bào máu đỏ.

Quả thận đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như tầm quan trọng của thận để có chế độ ăn uống, chăm sóc hợp lý nhé bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giấc ngủ ngon: “Món quà” ngày càng trở nên xa xỉ

(56)
Tạo hóa ban cho chúng ta giấc ngủ ngay từ khi còn là một thai nhi trong bụng mẹ, thế nhưng “món quà” tự nhiên này càng lúc lại càng trở nên xa xỉ hơn. Làm ... [xem thêm]

Bạn đã biết về các thuốc điều trị COPD?

(12)
Sử dụng thuốc điều trị COPD tuy không làm mất các tổn thương ở phổi nhưng sẽ làm giảm sưng, viêm đường thở và giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn, tăng ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh trĩ

(30)
Bệnh trĩ khiến bạn lo âu và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Vậy bạn đã có những kiến thức gì về bệnh trĩ?Để tìm hiểu về các vấn đề liên ... [xem thêm]

Rối loạn ngôn ngữ: Trở ngại khiến bạn sợ giao tiếp

(38)
Đôi khi bạn quên từ, nói câu tối nghĩa, ậm ờ quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ. Đây là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em, ... [xem thêm]

6 tác hại của việc xem tivi quá mức

(32)
Béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim nằm trong số những bệnh gây ra bởi việc xem truyền hình quá nhiều. Dưới đây là những tác hại của việc xem TV, ... [xem thêm]

Tự cứu mình khi bị rối loạn nhận thức do đột quỵ thuở nhỏ

(46)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Cải thiện hệ tiêu hóa không cần thuốc

(25)
Hơn một lần, bạn gặp phải một số triệu chứng về đường tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Tuy ... [xem thêm]

Đau khi xuất tinh ảnh hưởng thế nào đến đời sống tình dục?

(57)
Đau khi xuất tinh ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ vợ chồng. Khi cảm giác thăng hoa đang chiếm lĩnh mọi thứ, việc chàng bị đau “cậu nhỏ” khi xuất tinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN