Rối loạn định dạng giới và những điều nên biết

(3.52) - 16 đánh giá

Rối loạn định dạng giới và những điều cần biết về bệnh giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp và điều chỉnh các hành vi lệch lạc về giới tính.

Rối loạn định dạng giới đã và đang làm đau đầu rất nhiều bậc phụ huynh và chuyên gia. Có nhiều lúc bạn muốn chối bỏ giới tính của mình để được sống như người có giới tính ngược lại? Phẫu thuật chuyển giới không phải là biện pháp hiệu quả để giải quyết tận gốc vấn đề, bởi đây là một chứng bệnh rối loạn tâm thần, cần có sự can thiệp điều trị tâm lý kịp thời.

Rối loạn định dạng giới là gì?

Giới tính (nam và nữ) là một yếu tố cơ bản nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình tính cách và hình thành nhận thức cá nhân. Rối loạn định dạng giới là chứng rối loạn tâm thần mà một người có xu hướng không công nhận giới tính của mình và biểu hiện hành vi, thái độ ở giới tính hoàn toàn ngược lại.

Một cá nhân mắc chứng rối loạn này thường cảm thấy không thoải mái về cấu tạo cơ thể mình. Họ thường hành động và biểu hiện bản thân như những thành viên của nhóm giới tính ngược lại và mong muốn thay đổi ngoại hình cơ thể. Chứng rối loạn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân và tác động đến tính cách, hành vi cũng như cách ăn mặc của người mắc phải. Họ thực hiện thay đổi ngoại hình bằng cách sử dụng mỹ phẩm, tiêm hormone hay phẫu thuật chuyển giới.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn định dạng giới là gì?

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn định dạng giới vẫn chưa được khám phá, tuy nhiên đã xuất hiện một vài học thuyết về vấn đề này. Những học thuyết này cho rằng nguyên nhân của rối loạn thường là do:

  • Di truyền (nhiễm sắc thể) bất thường;
  • Mất cân bằng hormone trong quá trình phát triển của thai kỳ hay thời niên thiếu;
  • Bệnh nhân thiếu sự nuôi nấng từ cha mẹ hay thiếu kết nối với xã hội;
  • Tất cả yếu tố này xảy ra cùng lúc.

Rối loạn định dạng giới phổ biến như thế nào?

Chứng rối loạn này xảy ra phổ biến ở nam giới nhiều hơn phụ nữ.

Ước chừng khoảng 0.005–0.014% trường hợp ở nam và 0.002–0.003% ở nữ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán. Rối loạn định dạng giới không được phát hiện và chữa trị sẽ trở nặng hơn. Bệnh nhân sẽ chối bỏ giới tính của mình và tìm mọi cách thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Rối loạn định dạng giới là một chứng rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn. Đôi khi, những dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ ràng ngay từ bé. Thực tế, hầu hết những người nhận ra mình có vấn đề định dạng giới từ trước tuổi vị thành niên.

Triệu chứng của rối loạn định dạng giới là gì?

Trẻ em bị rối loạn định dạng giới thường biểu hiện các triệu chứng sau:

  • Thể hiện ước muốn trở thành người có giới tính ngược lại (bao gồm cả việc xem mình như người có giới tính khác và gọi chính mình bằng một tên khác);
  • Bé gái lo sợ ngực sẽ phát triển và có kinh nguyệt, bé có khả năng dùng nịt ngực để hạn chế việc nhìn thấy nó;
  • Tin rằng khi lớn lên chúng sẽ trở thành giới tính khác;
  • Bị các bạn cùng giới xa lánh;
  • Mặc trang phục và có hành vi điển hình của người có giới tính ngược lại (bé gái mặc quần lót của nam);
  • Tách mình ra khỏi các tương tác và hoạt động xã hội;
  • Cảm thấy bị cô lập, trầm cảm và lo âu.

Người lớn có chứng rối loạn định dạng giới thường có các triệu chứng sau:

  • Mong muốn sống như một người thuộc giới tính khác;
  • Mong muốn bỏ đi bộ phận sinh dục của mình;
  • Mặc trang phục và có hành vi điển hình của người có giới tính ngược lại;
  • Không muốn tương tác hay gia nhập bất kỳ một hoạt động xã hội nào;
  • Cảm thấy bị cô lập, trầm cảm và lo âu.

Chữa trị chứng rối loạn định dạng giới

Nhiều người nghĩ rằng cách chữa trị chứng rối loạn định dạng giới tốt nhất là phẫu thuật thay đổi giới tính để họ sống với giới tính thật mà mình mong muốn.

Tuy nhiên, những người khác cho rằng việc chuyển đổi giới tính là một rối loạn tâm thần cần điều trị. Và chuyển đổi giới, thực ra là “sự bất lực về mặt sinh học”. Những người cổ vũ hợp pháp hóa việc phẫu thuật chuyển giới lại đang ủng hộ việc bệnh nhân có chứng rối loạn tâm thần tự thay đổi cơ thể họ, trong khi bạn nên giúp họ tìm cách chữa trị về tâm thần. Phẫu thuật chuyển đổi giới tính không phải là cách giải quyết cho những người có chứng rối loạn định dạng giới.

Theo đó, việc điều trị rối loạn định dạng giới nên được tập trung vào việc phát hiện sớm những hành vi lệch lạc giới tính ngay từ nhỏ, sau đó việc điều trị tâm lý cần được tiến hành để bệnh nhân tự chấp nhận giới tính của cơ thể và không còn mong muốn sống như người có giới tính khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh ái kỷ là gì? 10 cách đối phó với người bệnh

(71)
Chúng ta thường sử dụng từ “ái kỷ” để chỉ một người tự cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. Tuy nhiên, căn bệnh về tâm thần này có các biểu ... [xem thêm]

Khi nào bé có thể tự cầm bình sữa được?

(55)
Minh Thư mới làm mẹ lần đầu tiên, hiện tại con gái cô đã được 6 tháng tuổi. Cô đang có dự định cho bé bú bình nhưng sợ rằng bé không thể giữa được ... [xem thêm]

Các mũi tiêm phòng trước khi cưới bạn nên biết

(25)
Bạn đã lên kế hoạch chụp hình, đặt bàn tiệc và chuẩn bị mọi thứ cho ngày trọng đại của cuộc đời mình? Nếu bạn có ý định sinh con sớm thì đừng ... [xem thêm]

4 lợi ích không ngờ của thuốc tránh thai hàng ngày

(73)
Ai cũng đều biết thuốc tránh thai hàng ngày giúp bạn loại trừ khả năng mang thai khi quan hệ. Nhưng ngoài ra, bạn có biết thuốc những lợi ích khác của thuốc ... [xem thêm]

Bí quyết sớm có thai: Tránh và Nên ăn gì?

(70)
Để tăng cường khả năng mang thai, ngoài các yếu tố như chất lượng tinh trùng, chất lượng trứng, xác định ngày rụng trứng, v.v… thì một chế độ dinh ... [xem thêm]

Mang thai ở độ tuổi 20: thuận lợi và bất lợi

(25)
Hôn nhân là chuyện hệ trọng, và mỗi người trong chúng ta đều có kế hoạch hôn nhân cho riêng mình. Việc lập gia đình vào năm bao nhiêu tuổi tùy thuộc vào ... [xem thêm]

Jet lag

(72)
Tìm hiểu chungJet lag là gì?Jet lag, hay còn gọi là hội chứng jet lag, là một rối loạn giấc ngủ tạm thời có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai khi di chuyển ... [xem thêm]

Làm thế nào để người ăn chay không bị bệnh thiếu máu?

(90)
Cắt giảm thịt và các sản phẩm động vật trong các bữa ăn sẽ làm bạn tăng nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận cân bằng chế độ ăn uống và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN