Tổng quan các thuốc trị xuất tinh sớm bạn nên biết

(3.87) - 39 đánh giá

Xuất tinh sớm là nỗi ám ảnh của hầu hết cánh mày râu, làm cho nam giới thiếu tự tin và chuyện chăn gối gặp nhiều khó khăn. Các thuốc trị xuất tinh sớm là một biện pháp được nhiều người ưa dùng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều có cùng một tác dụng.

Xuất tinh sớm là hiện tượng nam giới không kiểm soát được việc xuất tinh và đạt cực khoái như mong muốn. Những người mắc phải tình trạng này thường xuất tinh ngay khi hoặc thậm chí khi chưa quan hệ. Xuất tinh sớm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của nam giới và tình cảm của các cặp đôi. Thông thường, các thuốc trị xuất tinh sớm được sử dụng để cải thiện chất lượng đời sống tình dục. Tuy nhiên, các thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào nhé.

Thuốc gây tê tại chỗ

Các loại kem gây tê và thuốc xịt có chứa chất gây tê như benzocaine, lidocaine hoặc prilocaine đôi khi được sử dụng để điều trị xuất tinh sớm. Các thuốc trị xuất tinh sớm này được bôi vào dương vật từ 10–15 phút trước khi quan hệ tình dục để giảm cảm giác và giúp trì hoãn xuất tinh.

Các loại thuốc trị xuất tinh sớm theo toa như kem lidocaine-prilocaine và thuốc xịt lidocaine cũng có thể được bác sĩ chỉ định.

Mặc dù các thuốc gây tê tại chỗ có hiệu quả và dung nạp tốt nhưng chúng có tác dụng phụ tiềm ẩn. Ví dụ như một số nam giới thường mất cảm giác tạm thời và giảm khoái cảm tình dục. Đôi khi, các đối tác nữ cũng bị những tác động này.

Các loại thuốc uống

Nhiều loại thuốc có thể trì hoãn cực khoái. Mặc dù các loại thuốc này không được phê duyệt để điều trị xuất tinh sớm, nhưng các tác dụng phụ của thuốc có thể làm chậm xuất tinh, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và chất ức chế phosphodiesterase-5. Tuy nhiên, những loại thuốc này phải được bác sĩ kê toa, có thể sử dụng riêng lẻ hàng ngày hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

  • Các thuốc chống trầm cảm. Tác dụng phụ của một số thuốc chống trầm cảm là trì hoãn cực khoái. Vì lý do này, các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) như escitalopram (Lexapro), sertraline (Zoloft), paroxetine (Paxil) hoặc fluoxetine (Prozac, Sarafem), được sử dụng để giúp trì hoãn xuất tinh. Các thuốc này thường mất từ ​​5–10 ngày mới có tác dụng. Tuy nhiên, có thể cần đến 2 hoặc 3 tuần điều trị trước khi bạn thấy hiệu quả đầy đủ. Nếu các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc không cải thiện thời gian xuất tinh, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm ba vòng clomipramine (Anafranil). Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc chống trầm cảm có thể bao gồm buồn nôn, đổ mồ hôi, buồn ngủ và giảm ham muốn tình dục.
  • Thuốc giảm đau. Tramadol (Ultram) là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau. Thuốc cũng có tác dụng phụ làm chậm xuất tinh. Các tác dụng phụ không mong muốn khác có thể bao gồm buồn nôn, đau đầu, buồn ngủ và chóng mặt. Bác sĩ kê toa thuốc này khi các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc không hiệu quả. Tramadol không được sử dụng kết hợp với một chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc.
  • Thuốc ức chế phosphodiesterase-5. Các thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, như sildenafil (Viagra, Revatio), tadalafil (Cialis, Adcirca) hoặc vardenafil (Levitra, Staxyn), cũng có thể giúp xuất tinh sớm. Tác dụng phụ không mong muốn có thể bao gồm đau đầu, đỏ bừng mặt và khó tiêu. Những loại thuốc này có thể hiệu quả hơn khi được sử dụng kết hợp với một chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?

(33)
Thời điểm tháng 3 – 4 là lúc mà bệnh thủy đậu bùng phát ở trẻ cũng như người lớn. Nhiều bậc cha mẹ vì chưa kịp trang bị những kiến thức cần thiết ... [xem thêm]

Không thể bỏ qua cách làm chả giò giòn ngon khó cưỡng

(26)
Chả giò là một trong những món ăn truyền thống và phổ biến của người Việt Nam. Đây là một món ăn bình dị, rất đặc biệt. Không chỉ phổ biến trong ... [xem thêm]

Miếng dán hạ sốt có thật sự giúp trẻ hạ sốt?

(19)
Trong tủ thuốc của các gia đình có con nhỏ thường có miếng dán hạ sốt. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là miếng dán hạ sốt có tốt không, có thực sự giúp ... [xem thêm]

Cắt bao quy đầu ở trẻ em và người lớn

(17)
Bên cạnh lợi ích giúp giải quyết các vấn đề của dương vật, phẫu thuật cắt bao quy đầu còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm và góp phần cải ... [xem thêm]

Trà ô long: Thảo dược quý giúp bạn bồi bổ sức khỏe

(40)
Bạn thích thưởng thức tách trà ô long khi rảnh rỗi hoặc ngồi trò chuyện với những người có tâm hồn đồng điệu? Thói quen này không chỉ có tác dụng thư ... [xem thêm]

10 chấn thương phổ biến khi chạy bộ mà bạn nên chú ý

(50)
Những chấn thương khi chạy bộ thường xảy ra khi bạn cố gắng quá sức. Ngoài ra, cách cơ thể di chuyển cũng có ảnh hưởng đến việc này. Đừng quá lo lắng ... [xem thêm]

Khi nào mẹ nên cho con ăn sữa chua?

(14)
Sữa chua là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy khi nào mẹ nên cho con ... [xem thêm]

Bí quyết uống nước hoa quả đúng cách để thanh lọc cơ thể

(48)
Nước hoa quả luôn là thức uống bổ dưỡng cho tất cả mọi người. Ngoài công dụng bồi bổ cơ thể và làm đẹp da, nước hoa quả còn giúp chúng ta thanh lọc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN