Trẻ ngủ ngáy: Ba mẹ có cần phải lo lắng hay không?

(3.55) - 19 đánh giá

Trẻ ngủ ngáy tưởng chừng như là hiện tượng bình thường nhưng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con yêu nếu bố mẹ không quan tấm đúng mức.

Việc nghe những tiếng động phát ra từ chiếc miệng nhỏ xinh khiến bố mẹ cảm thấy buồn cười vì nghĩ rằng bé tí mà cũng ngáy. Tuy nhiên, các âm thanh này lại trở thành dấu hiệu cho vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây ra tác động xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ngủ ngáy

Có nhiều lý do khiến trẻ trong độ tuổi tập đi ngáy khi ngủ, chẳng hạn như viêm amidan hoặc hạch ở vòm họng. Nghẹt mũi do dị ứng, vách ngăn bị lệch hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng nằm trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngáy. Các yếu tố khác như bị thừa cân hoặc các khác thường trên khuôn mặt, bao gồm sứt vòm miệng hoặc cằm ngắn, đều góp phần tạo ra tiếng động khi con ngủ.

Tình trạng ngáy bình thường

Nếu thỉnh thoảng trẻ ngủ ngáy, thở bằng miệng và tiếng thở khò khè hoặc do bị nghẹt mũi bởi dị ứng gây ra thì có thể xem đây là hiện tượng bình thường. Tình trạng ngáy đều đặn cũng được coi là không đáng lo ngại và điều này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé bước vào giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ.

Tình trạng ngáy không bình thường

Ngáy quá lớn, ngáy khi ngủ hơn 3 ngày trong tuần hoặc xảy ra trạng thái tạm ngừng thở khi ngủ đều được xem như trạng thái hô hấp không bình thường. Nếu phải gắng sức để thở hoặc thở gấp thì con có thể mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một dạng rối loạn nghiêm trọng, cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Chứng bệnh này có thể góp phần làm cho trẻ buồn ngủ trong ngày, cảm giác khó chịu hoặc cáu kỉnh, xuất hiện vấn đề về hành vi.

Chữa trị

Khi con yêu bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi, bạn có thể dùng máy xông hơi hoặc thiết bị làm ẩm không khí để giúp con thở dễ dàng hơn. Trong trường hợp con bị dị ứng với lông vật nuôi, hãy hạn chế cho thú cưng vào những khu vực sinh hoạt chung của gia đình.

Ngoài ra, nếu ngáy khi ngủ đã trở thành thói quen, xuất hiện nhiều hơn 3 lần/tuần thì bạn nên đưa trẻ đến phòng khám để kiểm tra xem con có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Các phương pháp điều trị cho tình trạng này gồm phẫu thuật để khai thông đường thở, loại bỏ vật cản làm hệ hô hấp bị tắc nghẽn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hạn chế 5 loại thực phẩm này cho bé

(65)
Một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé phát triển. Vậy bạn cần hạn chế những loại thực ... [xem thêm]

Não bộ bé gái phát triển nhanh hơn bé trai đến 10 năm

(56)
Não bộ bé gái phát triển hoàn thiện từ khi trẻ chỉ mới 10 tuổi trong khi bé trai là 20 tuổi. Điều này do các nhà khoa học tại Anh tình cờ phát hiện ra. Tuy ... [xem thêm]

Béo phì và bệnh tim

(42)
Con bị béo phì khiến bạn lo lắng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai. Điều này thôi thúc bạn không ngừng tìm mọi bí quyết cũng như cách giảm cân cho trẻ ... [xem thêm]

Đừng căng thẳng vì xuất tinh ngược!

(43)
Định nghĩaXuất tinh ngược dòng là bệnh gì?Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu rõ cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau?

(68)
Thuốc giảm đau được xem là lựa chọn của nhiều người khi cơn đau xuất hiện. Hiểu rõ cơ chế hoạt động của chúng giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ ... [xem thêm]

[Giải đáp thắc mắc] Bạn ăn chua nhiều có tốt không?

(92)
Nếu là người thích ăn chua, bạn sẽ luôn tấm tắc khen những món khoái khẩu như xoài lắc, cóc ngâm, me đường, củ kiệu muối… Thậm chí, nhiều người còn ... [xem thêm]

Bệnh giang mai ở nam giới có nguy hiểm?

(68)
Nếu bạn có đời sống tình dục càng phóng túng, nguy cơ mắc bệnh giang mai ở nam giới sẽ càng cao. Đây là căn bệnh rất khó phát hiện với triệu chứng thầm ... [xem thêm]

Chủ động phòng bệnh teo não ở người già ngay khi còn khỏe mạnh

(30)
Bệnh teo não ở người già còn được gọi là bệnh thoái hóa não tự nhiên do tuổi tác. Đó là những triệu chứng nghiêm trọng xảy ra ở hệ thần kinh trung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN