Vệ sinh âm đạo: những điều nên và không nên thực hiện

(3.98) - 29 đánh giá

Nếu từ trước đến nay bạn không hề quan tâm đến vấn đề vệ sinh vùng kín, bạn đang thực sự phải đối mặt với những tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự thỏa mãn trong đời sống tình dục. Dưới đây là một số lời khuyên cơ bản cho bạn khi làm vệ sinh vùng kín.

Không mặc đồ lót quá chật và đồ lót làm từ chất liệu tổng hợp

Trên thực tế, mặc đồ lót làm từ chất liệu tổng hợp hoặc polyester sẽ khiến vùng kín của bạn bị nóng, ẩm và “khó thở”. Ngoài ra, những giọt nước li ti xuất hiện do ma sát giữa đồ lót với cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển nhanh hơn. Lời khuyên dành cho bạn là bạn hãy chọn những loại đồ lót có chất liệu tự nhiên, tốt nhất là 100% cotton và tránh mặc quần áo bó sát trong một khoảng thời gian dài. Những chiếc quần lót sạch sẽ và thoải mái sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

Tiến hành xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bạn nên thường xuyên đến bệnh viện hay phòng khám để kiểm tra liệu có tế bào bất thường nào đang phát triển và hãy tiến hành xét nghiệm dù rằng bạn có sử dụng các biện pháp bảo vệ và sinh hoạt tình dục an toàn. Các bệnh lây qua đường tình dục (STD) thường không có triệu chứng. Vì vậy, giả sử bạn đang mắc bệnh nhưng không thể hiện thông qua triệu chứng và bạn cũng không thực hiện bất kì xét nghiệm nào thì rất có thể bệnh sẽ phát triển thành viêm vùng chậu. Bên cạnh đó, bạn còn mang nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác. Bạn không nên tự chẩn đoán vì làm như vậy rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn hãy đến gặp bác sĩ và xét nghiệm STD để tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ vùng kín của bạn.

Không thụt rửa âm đạo

Âm đạo có cơ chế riêng đặc biệt để duy trì sự cân bằng pH cũng như sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu giúp nó khỏe mạnh và thực hiện được các chức năng thông thường. Bạn không cần dùng thêm hóa chất nào để rửa sạch nó. Những gì bạn cần làm là rửa sạch vùng ngoài của âm đạo và hậu môn mỗi ngày bằng nước ấm với xà phòng không mùi hoặc sản phẩm chuyên dụng. Bạn lưu ý là chỉ rửa sạch vùng bên ngoài thôi nhé.

Thường xuyên thay băng vệ sinh/tampon

Bạn nên thường xuyên thay băng vệ sinh/tampon trước khi chúng được thấm đầy. Thông thường, bạn nên thay băng mỗi 4-6 giờ nhưng tùy thuộc vào từng người mà thời gian này có thể khác nhau. Một số người có thói quen lót băng vệ sinh hàng ngày cho những lúc ra dịch âm đạo nhiều nhưng thực chất không cần thiết, thậm chí còn có khả năng bị sốc nhiễm độc do băng vệ sinh.

Không để những vật lạ vào âm đạo

Đây là những thứ được phép đi vào âm đạo của bạn: băng vệ sinh, ngón tay, đồ chơi tình dục, dương vật, chất bôi trơn, thuốc tránh thai, cốc kinh nguyệt và không gì khác ngoài những thứ kể trên. Vấn đề còn lại nằm ở các thói quen cá nhân. Đồ chơi tình dục, màng ngăn và cốc kinh nguyệt nên được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng. Bất cứ thứ nào khác như dưa chuột, chuối hay những thứ có hình dạng giống như dương vật trong nhà bếp của bạn tuyệt đối không được đưa vào vùng kín. Mặc dù chúng có thể đã được làm vệ sinh cẩn thận, kết cấu của chúng vẫn có khả năng gây kích ứng nghiêm trọng cho bạn.

Lau vùng kín theo hướng từ trước ra sau

Sau khi đi vệ sinh, lau vùng kín theo hướng từ trước ra sau sẽ giúp bạn ngăn chặn phân tiếp xúc với âm đạo – một trong những lí do gây nhiễm trùng. Bạn phải lau thật cẩn thận để đảm bảo rằng không còn dịch tiết âm đạo sót lại ở vùng kín. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không màu, không mùi, không chứa thuốc nhuộm hay các chất kích thích.

Một âm đạo khỏe mạnh có thể tiết ra một lượng nhỏ dịch tiết để tự làm sạch. Vì thế, bất kỳ sự can thiệp nào tác động đến cơ chế bình thường này cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với kích ứng và nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những gì nên làm, những gì không nên làm để có một vùng kín khỏe mạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách chữa mất ngủ kéo dài do lo âu, suy nhược thần kinh bằng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

(89)
“Từng có thời gian thức trắng đêm, sáng dậy vô cùng mệt mỏi không muốn đi làm” là chia sẻ của anh Phan Văn Tùng (điện thoại 090 357 8901, 38 tuổi, thôn 3, ... [xem thêm]

Nổi gân xanh: 5 lý do bạn nên biết

(79)
Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, thường lo lắng khi tay chân nổi gân xanh vì sợ rằng bản thân đang gặp vấn đề bệnh lý. Tuy nhiên, trong nhiều trường ... [xem thêm]

Mách bạn 7 bí quyết giữ gìn sức khỏe khi tham gia team building

(99)
Có thể nói team building là một hoạt động giúp gắn kết mọi cá nhân trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Thông thường, một sự kiện team building sẽ ... [xem thêm]

Củ khoai lang: Món ngon bổ dưỡng cho sức khỏe

(55)
Lý do củ khoai lang được ví như “thực phẩm vàng” là nhờ những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe con người như chống ung thư, cải thiện tiêu ... [xem thêm]

Loãng xương: học cách phòng ngừa trước khi quá muộn

(31)
Loãng xương không còn là vấn đề sức khỏe của riêng người cao tuổi. Đừng để đến khi gặp phải những dấu hiệu nghiêm trọng, bạn mới tìm đến bác sĩ ... [xem thêm]

Ban xuất huyết là gì?

(53)
Ban xuất huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định lý do dẫn đến tình trạng này rất quan trọng để đưa ra cách điều trị thích ... [xem thêm]

7 thời điểm bạn nên nói “Không” với tình dục

(28)
Tình dục là hoạt động tạo cho con người những cảm giác hứng thú tột đỉnh. Tuy nhiên, có một số thời điểm chúng ta cần tránh quan hệ để đảm bảo cho ... [xem thêm]

Viêm não Nhật Bản: 7 triệu chứng thường gặp và cách phòng tránh đơn giản

(10)
Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh lây nhiễm qua đường muỗi chích do virus. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm não virus ở châu Á. Con người nhiễm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN