Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Viêm lưỡi bản đồ

(3.84) - 94 đánh giá

Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi thấy lưỡi con cứ nổi vằn vèo, rồi bị trợt điều trị hoài không khỏi, hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm lưỡi bản đồ nhé.

Viêm lưỡi bản đồ là gì ?

Đó là 1 tình trạng viêm lành tính của lưỡi, ban đầu xuất hiện những vết nhỏ, ở giữa lõm màu đỏ hơn bình thường, nhẵn do mất gai lưỡi, xung quanh vết đó là bờ viền màu trắng nổi gồ lên bao bọc vết đỏ, lúc đầu chỉ có 1 vài nốt nhỏ sau đó lan ra khắp bề mặt lưỡi, gờ nổi gồ lên có thể ngoằn ngoèo trông như tấm bản đồ.

Xem thêm bài: Lưỡi bản đồ

Nguyên nhân gây ra chứng này ?

Hiện nay người ta cũng chưa rõ là do nguyên nhân gì.

Viêm lưỡi bản đồ có hại gì không ?

Đại đa số viêm lưỡi bản đồ lành tính, không gây đau, không ngứa, không ảnh hưởng tới vị giác, nên trẻ không gặp phiền toái gì về ăn uống, nó cũng không làm sốt. Tự nổi sau vài ngày, tuần tự hết.

Có cần điều trị gì không ?

Nếu trẻ ăn uống bình thường, không đau thì không cần điều trị gì, chỉ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý để chống bội nhiễm, tuy nhiên 1 số cháu có thể bị viêm loét lưỡi trên nền tảng viêm lưỡi bản đồ, làm trẻ đau và bỏ ăn. Bạn có thể vệ sinh miệng lưỡi bằng nước muối sinh lý, kết hợp thoa 1 số thuốc chống viêm, giảm đau tại chỗ để thoa lên như: kamistad gel, orrapasta, zytee… nên thoa trước ăn tầm 5 phút. Ăn trái cây, uống sinh tố, ăn đồ nguội lỏng giúp bé đỡ đau và vết thương mau lành.

Có phòng được bệnh này hay không ?

Bạn cũng đừng đặt nặng vấn đề quá, vì như đã nói bệnh không ảnh hưởng gì đến trẻ, tuy nhiên với những cháu hay bị thì nên bạn chế đồ ăn nóng, kích thích, có nhiều gia vị tránh tiếp xúc với cồn, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng viêm loét kèm theo, 1 đợt bệnh không quá 10 ngày.

Cần phân biệt với những bệnh gì ?

Cần phân biệt với 1 số bệnh hay gặp ở trẻ như: viêm loét niêm mạc miệng lưỡi (apthoues), nấm lưỡi, thiếu vi chất dinh dưỡng……

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/photos/a.348484485349078/348497835347743/?type=3

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Một số lưu ý về bệnh thủy đậu

(79)
Nguyên nhân Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Thường xảy ra theo mùa, hay gặp ở trẻ em đi học. Biểu hiện Sốt hoặc là không sốt. Ban trên da: Đa ... [xem thêm]

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

(71)
Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Đại đa số các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là không cần dùng thuốc. Những đứa trẻ này ... [xem thêm]

Ho kéo dài ở trẻ em

(44)
Khi nào gọi là ho kéo dài? Ho kéo dài là khi trẻ ho liên tục trên 4 tuần. Đa số các trường hợp ho kéo dài gặp ở trẻ nhỏ (2-3 tuổi). Khoảng 5-10% học sinh ... [xem thêm]

Co giật do sốt cao – Hành xử thế nào cho đúng?

(72)
Hầu hết phụ huynh đều hết sức hoảng loạn khi con họ lên cơn co giật khi đang sốt cao và họ không biết phải làm gì – thực tế họ cũng chưa kịp làm gì ... [xem thêm]
Đang tải ...

Não mô cầu ở trẻ em

(84)
Vi trùng này thường có trong vùng mũi họng nhưng hiếm khi gây bệnh. Bệnh này giờ cũng hiếm, không nhiều như trước. Bệnh này rất khó gây thành dịch nên các ... [xem thêm]

Giải đáp một số thắc mắc về một số bệnh ở trẻ

(64)
Trẻ đồ mồ hôi nhiều Đổ mồ hôi nhiều không nhất thiết phải là thiếu canxi . Trong thực tế đa số là bình thường , do hệ thần kinh giao cảm và phó giao ... [xem thêm]

Nhận diện tiêu chảy do virus hay vi khuẩn?

(52)
Nhận diện tiêu chảy do virus hay vi khuẩn? Việc nhận dạng các dấu hiệu gợi ý tiêu chảy do virus hay vi khuẩn rất quan trọng để quyết định điều trị kháng ... [xem thêm]

Đặc tính của con hư

(39)
Đặc tính con hư Làm “vua” hằng ngày. Trưởng thành giả tạo. Luôn đổ lỗi chi người khác. Thường được cha mẹ đánh giá cao. Được cha mẹ thỏa mãn mọi ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...