Bạn biết gì về phẫu thuật biến dạng ngón chân cái?

(4.35) - 29 đánh giá

Ngón chân của bạn có dấu hiệu đau nhức, biến dạng và thậm chí có máu tụ dưới móng? Bạn có thể đang bị gãy xương ngón chân. Đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên vấn đề này, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Gãy ngón chân là gì?

Gãy ngón chân là một chấn thương khá phổ biến, xảy ra khi bạn vô tình làm rơi một vật nặng xuống bàn chân hoặc vấp ngón chân mạnh vào một bề mặt cứng như tường, chân bàn…

Thông thường, một ngón chân bị gãy có thể lành lại nhờ cố định với ngón chân bên cạnh. Tuy nhiên, nếu gãy xương nghiêm trọng, đặc biệt khi gãy xương ở ngón chân cái, bạn cần phải bó bột hoặc cần phẫu thuật để can thiệp định hình lại cấu trúc xương.

Gãy xương ngón chân bao lâu lành?

Hầu hết trường hợp gãy ngón chân đều lành lại trong vòng 4–6 tuần. Đôi khi vị trí gãy xương có thể bị nhiễm trùng hoặc làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp (viêm xương khớp) ở đó sau này.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy ngón chân

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị gãy xương ngón chân bao gồm:

  • Đau đớn
  • Sưng tấy
  • Thay đổi màu sắc vùng da bị thương

Cảm giác đau nhói ở ngón chân là dấu hiệu đầu tiên cho thấy xương có thể đã bị gãy. Bạn cũng có thể nghe được tiếng xương gãy ngay tại thời điểm chấn thương xảy ra. Sau đó, hiện tượng sưng tấy, đỏ nóng da sẽ xuất hiện.

Khi gãy xương, vùng da gần vị trí bị thương có thể bầm tím hoặc thay đổi màu sắc. Bạn cũng gặp khó khăn khi đi, đứng hoặc đặt một vật gì đó lên trên bàn chân. Xương gãy cũng có khi gây trật khớp ngón chân, khiến chúng không còn nằm ở vị trí như bình thường.

Nguyên nha

Nguyên nhân gãy ngón chân là gì?

Chấn thương này thường xảy ra khi bạn làm rơi một vật nặng xuống chân hoặc vấp ngón chân vào một bề mặt cứng. Do đó, đi chân đất (chân trần) là một yếu tố rủi ro lớn, đặc biệt khi di chuyển trong bóng tối hoặc ở nơi không quen thuộc.

Nếu bạn phải vận chuyển những đồ vật nặng mà không mang giày bảo vệ chân, chẳng hạn như một đôi ủng dày, nguy cơ bị chấn thương gây gãy xương sẽ cao hơn.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán gãy ngón chân?

Khi kiểm tra bàn chân, bác sĩ sẽ quan sát khu vực có dấu hiệu đau khi ấn vào ở ngón chân bạn. Vùng da xung quanh vết thương cũng được kiểm tra xem có còn nguyên vẹn hay không, đảm bảo lưu lượng máu cung cấp đến ngón chân và tín hiệu thần kinh không bị ảnh hưởng.

Nếu cảm thấy có khả năng cao là ngón chân đã bị gãy, bạn sẽ được chỉ định đi chụp X-quang bàn chân từ nhiều góc độ khác nhau.

Gãy ngón chân phải làm sao?

1. Sử dụng thuốc

Cơn đau khi xảy ra chấn thương có thể kiểm soát nhờ một số thuốc giảm đau phổ biến như ibuprofen, naproxen hoặc paracetamol. Nếu cơn đau do gãy xương khiến bạn không chịu nổi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn.

2. Nắn xương

Nếu các mảnh xương bị trật đi khỏi vị trí đúng, bác sĩ sẽ nắn chỉnh lại về đúng vị trí. Việc này có thể được thực hiện mà không cần phải rạch mở da. Ngón chân của bạn sẽ được làm tê bằng nước đá hoặc thuốc gây tê.

3. Cố định bất động

Để xương lành lại, ngón chân phải được cố định để các tế bào xương phát triển liền lại với nhau.

  • Cố định ngón chân bị gãy với ngón bên cạnh. Nếu gãy xương nhẹ ở một ngón chân bất kỳ, bác sĩ có thể băng và cố định ngón chân đó vào ngón chân bên cạnh. Các ngón chân không bị thương có vai trò như thanh nẹp để giữ ngón chân bị gãy ở nguyên một vị trí. Bác sĩ sẽ đặt một ít gạc hoặc vải ở giữa các ngón chân trước khi băng cố định lại để tránh gây kích ứng da.
  • Mang một đế giày cứng. Bác sĩ có thể cho bạn mang một đôi giày có đế cứng và phần trên có cái dây vải buộc các ngón chân lại.
  • Bó bột. Trường hợp gãy xương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải bó bột ngón chân bạn.

4. Phẫu thuật

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật và sử dụng ghim, tấm nẹp hay ốc vít để cố định vị trí của xương cho đến khi lành lại.

5. Các biện pháp tại nhà

Chườm lạnh và nâng cao chân bị chấn thương có thể giúp giảm bớt sưng và đau. Nếu sử dụng nước đá để chườm, hãy quấn vào trong một lớp khăn và không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với vùng da chấn thương. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút, sau đó nghỉ ít nhất 20 phút trước khi chườm tiếp lần sau.

Biến chứng

Gãy ngón chân có thể dẫn đến những biến chứng nào?

Các biến chứng bạn có thể gặp phải là:

Phòng ngừa

Bạn có thể phòng ngừa gãy ngón chân như thế nào?

Chấn thương và tai nạn có thể xảy ra bất ngờ, không thể phòng tránh hoàn toàn. Thế nhưng, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ gãy xương ở ngón chân nhờ một số cách như:

Chăm sóc chấn thương đúng cách cũng giúp phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy xương ngón chân có vẻ như bị gãy, sưng và đau kéo dài.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Khám phá 6 quan niệm phổ biến nhất về mụn trứng cá

(16)
Mụn trứng cá đa phần ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì nhưng nó không chỉ là vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Kể cả trẻ chưa dậy thì cũng ... [xem thêm]

Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa

(29)
Công dụng của vỏ quýt khá đa dạng, chẳng hạn như khử mùi hôi, giải cảm, hỗ trợ giảm cân hoặc đẩy lùi tình trạng cảm lạnh, sổ mũi.Quýt là loại trái ... [xem thêm]

Bí quyết chọn đồ tập yoga giúp bạn tập luyện thoải mái

(86)
Để chọn đồ tập yoga ưng ý nhất, bạn không chỉ cần quan tâm đến kiểu dáng đẹp hay màu sắc yêu thích mà còn cân nhắc cả chất liệu nữa nhé.Việc ... [xem thêm]

Những chọn lựa cho phẫu thuật hẹp van hai lá

(34)
Tìm hiểu chungBệnh hở van hai lá là gì?Van hai lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Van này mở khi tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi ... [xem thêm]

Dây rốn quấn cổ thai nhi: Có nguy hiểm như mẹ bầu vẫn nghĩ?

(28)
Hầu hết các mẹ bầu thường tỏ ra rất lo lắng khi nghe bác sĩ cho biết bé cưng đang bị dây rốn quấn cổ. Song thực tế là bạn có nên quá lo lắng khi bé ... [xem thêm]

Những điều cần biết về thuốc Loratadine (Phần 1)

(49)
Loratadine là thuốc kháng histamin được dùng để điều trị các triệu chứng như ngứa ngáy, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi do “cảm mạo” cùng ... [xem thêm]

Hở van tim: Thay van có giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường?

(100)
Những cơn đau tức ngực đến bất chợt khiến người bị hở van tim cứ thấp thỏm lo âu nhỡ nửa đêm có chuyện gì thì biết làm sao… Cứ tưởng rằng thay ... [xem thêm]

Những điều cần biết về đột quỵ thầm lặng

(81)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN