Bệnh lý trứng cá đỏ ở người không phải do cảm xúc

(3.78) - 23 đánh giá

Bệnh Rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) là một bệnh về da, gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm da đỏ ở vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Rosacea có thể bùng phát trong một thời gian từ vài tuần đến vài tháng và sau đó giảm dần. Rosacea có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, dị ứng hoặc các vấn đề về da khác. Nếu không được điều trị sớm, bệnh Rosacea có xu hướng tăng theo thời gian.

Triệu chứng và các dạng Rosacea

Các triệu chứng của bệnh Rosacea gồm:

  • Da ửng đỏ: Tình trạng đỏ mặt có thể xuất hiện và biến mất, nhưng thường là dấu hiệu sớm nhất của bệnh.
  • Da bị đỏ liên tục.
  • Mụn đỏ hay mụn mủ: Thỉnh thoảng các mụn đỏ có thể giống như mụn trứng cá, nhưng không có mụn đầu đen. Cảm giác nóng hay châm chích cũng có thể xuất hiện.
  • Các mạch máu xuất hiện rõ trên da.
  • Kích ứng mắt.
  • Cảm giác nóng rát hay châm chích.
  • Da khô tại vùng da mặt trung tâm.
  • Da đóng mảng.
  • Da bị dày lên.

Có 4 dạng phụ của bệnh Rosacea, mỗi loại có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Để biết đang gặp loại bệnh Rosacea nào, bạn nên gặp bác sĩ da liễu và tìm ra cách điều trị thích hợp.

  • Loại I hay còn gọi là Rosacea đỏ và giãn mạch: có triệu chứng đỏ mặt, đỏ bừng và có thể nhìn thấy mạch máu.
  • Loại II hay còn gọi là Rosacea mụn sẩn/mụn viêm: có triệu chứng là các nốt mụn giống như mụn trứng cá, thường ảnh hưởng ở phụ nữ trung niên.
  • Loại III hay còn gọi là bệnh mũi sư tử: một tình trạng hiếm khi vùng da mũi dày lên. Tình trạng này ảnh hưởng đến nam giới và thường đi kèm với một dạng phụ khác.
  • Loại IV hay còn gọi là Rosacea thể mắt: các triệu chứng thường tập trung ở vùng mắt.

Những ai có thể mắc bệnh Rosacea?

Mặc dù tất cả mọi người đều có thể bị bệnh Rosacea, nhưng nó có khả năng xảy ra ở những người từ 30–50 tuổi và những người có làn da trắng. Ngoài ra, phụ nữ có nhiều khả năng mắc tình trạng này hơn nam giới, nhưng các triệu chứng có thể tồi tệ hơn ở nam giới, đặc biệt là ở mũi. Các gen cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra căn bệnh này.

Vì bệnh Rosacea có thể trông giống như bị cháy nắng và mụn trứng cá, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và có cách điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây bệnh Rosacea

Các nhà nghiên cứu không biết nguyên nhân chính xác gây bệnh Rosacea. Một số yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh Rosacea như nhiệt, ánh sáng mặt trời, gió, nhiệt độ khắc nghiệt. Các hoạt động hàng ngày như tập thể dục cường độ nặng, uống rượu hoặc căng thẳng có thể khiến các triệu chứng bệnh Rosacea trở nên tồi tệ hơn. Một số chuyên gia cho rằng vi khuẩn có thể gây nổi mụn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu không điều trị bệnh Rosacea?

Theo thời gian, những người mắc bệnh Rosacea có thể bị đỏ vĩnh viễn ở trung tâm mặt. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể lây lan và trở nên tồi tệ hơn. Một số người sẽ bị trầm cảm và lo âu do vẻ bề ngoài của da. Mặc dù không có cách chữa trị bệnh Rosacea nhưng nó có thể được điều trị và kiểm soát. Việc điều trị bệnh Rosacea phải được điều chỉnh tùy theo sức khỏe mỗi người.

Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và cần thời gian đáng kể để cải thiện diện mạo của da. Da có thể trông đẹp hơn nếu được điều trị cẩn thận. Có một số lời khuyên để ngăn ngừa bệnh Rosacea như sử dụng kem chống nắng nhẹ mỗi ngày để bảo vệ chống lại tia UVA và UVB.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 lầm tuởng tai hại về các bí quyết giảm cân thường gặp

(72)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Vitamin C và những bí mật chưa “bật mí”

(92)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

Vì sao nam giới cần đến 250 triệu tinh trùng để xuất tinh?

(67)
Nam giới xuất tinh cần đến khoảng 250 triệu tinh trùng cũng bởi vì sự cạnh tranh khốc liệt khiến chỉ có 1 tinh trùng chiến thắng để gặp được trứng.Quan ... [xem thêm]

5 điều bạn nên biết trước khi cho bé học đàn piano

(90)
Học một nhạc cụ nào đó được xem là một trong những cách hiệu quả để phát triển trí não đồng thời giúp nâng cao đời sống tinh thần. Dưới đây là ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và vị thành niên

(10)
Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em đã trở nên phổ biến do sự bùng phát của béo phì, bệnh đặc trưng bởi việc cơ thể không đáp ứng với insulin.Tiểu đường ... [xem thêm]

Cắt bao quy đầu có làm giảm sự thăng hoa khi “yêu”?

(14)
Ắt hẳn bạn đã nghe nhiều bài báo khẳng định rằng nam giới cắt bao quy đầu sẽ ảnh hưởng đến cuộc yêu. Tuy nhiên, điều đó không hẳn là đúng. Những ... [xem thêm]

Bố mẹ biết gì về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh?

(46)
Ở những năm tháng đầu đời, trẻ hay gặp phải hội chứng quấy khóc khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Nếu được trang bị kĩ những kiến thức về nguyên nhân ... [xem thêm]

Khi nào con có thể ngừng ngủ trưa?

(57)
Nhiều bố mẹ muốn tạo thói quen cho con ngủ trưa để bé có đủ năng lượng hoạt động vào buổi chiều cũng như giúp bạn có thời gian để nghỉ ngơi. Tuy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN