Bệnh zona thần kinh và cách điều trị

(4) - 88 đánh giá

Bệnh zona thần kinh do virus varicella-zoster tái hoạt động gây ra. Bệnh gây bóng nước và phát ban thành mảng trên da kèm cảm giác đau đớn, bỏng rát, khó chịu. Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực để nhanh khỏe mạnh, phòng ngừa các biến chứng.

Vài nét về bệnh zona thần kinh

Khi bị nhiễm virus varicella-zoster, đầu tiên bạn sẽ bị bệnh thủy đậu. Sau khi lành bệnh thủy đậu, mặc dù đa số virus trong cơ thể đã bị tiêu diệt nhưng một số vẫn còn tồn tại và trú ẩn trong hạch thần kinh cảm giác (virus thường chỉ trú ở một hạch thần kinh cảm giác trong cơ thể).

Virus trú ẩn và không gây hại gì đến cơ thể trong một thời gian dài. Cho đến khi bạn già yếu, stress nặng hoặc bị suy giảm miễn dịch thì virus sẽ tái hoạt động. Lúc đó, virus sẽ sinh sôi và di chuyển dọc theo dây thần kinh cảm giác ra ngoài da gây nên các triệu chứng của bệnh zona thần kinh.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh thường diễn ra theo quy trình sau:

Bạn bắt đầu thấy đau đầu, sốt, mệt mỏi. Các triệu chứng này không đặc trưng nên có thể bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác.

Ngay sau đó, bạn sẽ cảm thấy bỏng rát, ngứa ngáy trong người và nhạy cảm khi chạm vào vùng da sẽ phát ban sau này. Mức độ đau sẽ từ trung bình đến nặng ở vùng cơ thể bị phát ban kèm với cảm giác châm chích, ngứa ngáy, đau, khó chịu. Giai đoạn này kéo dài 1-2 ngày nhưng cũng có khi đến 3 tuần.

Tiếp theo, ban đỏ sẽ phát ra da khiến vùng da đó dày lên như nổi mề đay và kéo theo sự xuất hiện của các mảng mụn nước. Ban đầu dịch mụn nước trong rồi trở nên đục và sẫm màu hơn. Mụn nước vỡ ra sẽ để lại các vết loét trên da. Vết loét trên da sẽ kéo mày và da sẽ lành. Giai đoạn này kéo dài 7-10 ngày.

Ban thường xuất hiện một bên cơ thể (bên trái hoặc bên phải) và mọc giống như quấn dây nịt từ lưng ra bụng. Khoảng 80% ban sẽ phát ở thân người, số còn lại có thể phát ở mắt, tai, miệng và các vùng khác trên cơ thể.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ em, bệnh zona thần kinh có triệu chứng nhẹ và ít có biến chứng hơn so với người lớn, đặc biệt là người từ 60 tuổi trở lên.

Khi bạn bị các triệu chứng trên hoặc nghi ngờ mình bị bệnh zona thần kinh thì đừng ngần ngại đến bác sĩ. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhẹ hơn và ít biến chứng hơn.

Điều trị bệnh zona thần kinh

Mục tiêu điều trị bệnh zona thần kinh nhằm giảm nhẹ triệu chứng đau, mảng mụn nước và ngăn ngừa biến chứng. Các lựa chọn điều trị chính bao gồm thuốc kháng virus, coritcosteroid và thuốc giảm đau ngoại biên.

♥ Thuốc kháng virus là lựa chọn hàng đầu

Acyclovir, famciclovir và valacyclovir là các thuốc ngăn sự sinh sôi của virus. Dùng thuốc sẽ giảm đau, giảm các triệu chứng trên da, rút ngắn thời gian bệnh, phòng ngừa biến chứng bao gồm cả biến chứng đau thần kinh sau zona.

Thuốc kháng virus có hiệu quả và ít tác dụng phụ nên thường được sử dụng cho tất cả bệnh nhân zona. Thuốc sẽ được kê cho bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi, có các cơn đau mức trung bình, nặng và zona thần kinh xuất hiện trên đầu, mặt, cổ. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy dùng thuốc trong vòng 72 giờ từ lúc xuất hiện mảng ban đỏ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Dùng thuốc sau thời gian đó sẽ ít có tác dụng hơn. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch sẽ được cân nhắc dùng thuốc chống virus truyền tĩnh mạch.

♥ Corticosteroid

Khi được sử dụng cùng với thuốc kháng virus, thuốc góp phần làm giảm nhẹ triệu chứng. Corticosteroid có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng cho bệnh nhân đang có triệu chứng trầm trọng và không có chống chỉ định với corticosteroid.

♥ Thuốc giảm đau ngoại biên

Được dùng kèm với các thuốc trên có tác dụng làm giảm các cơn đau dữ dội của bệnh nhân zona.

Nếu bạn đã được dùng tất cả thuốc trên mà cơn đau vẫn dữ dội đến mức không chịu nổi, bạn có thể được dùng thêm:

Thuốc tác dụng tại chỗ

Miếng dán lidocaine (Thuốc Lignopad) có thể giúp bệnh nhân mất ngủ thấy dễ chịu hơn.

Thuốc bôi capsaisin (Thuốc Zostrix) bôi trực tiếp lên mảng ban đỏ có hiệu quả giảm đau tốt. Song nó có tác dụng phụ bỏng rát trên da và cần phải sử dụng liên tục mới có hiệu quả.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là thuốc điều trị đau rất tốt. Hai loại tốt nhất là nortriptyline, amitriplyline. Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiều tác dụng phụ có thể dùng thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và norephinephrine như duloxetine hoặc venlafaxine.

♦ Thuốc an thần

Nhiều loại thuốc an thần có tác dụng với bệnh nhân bị đau thần kinh sau zona. Các thuốc an thần thế hệ mới như pregabalin và gabapentin có ít tác dụng phụ hơn và không cần theo dõi chức năng gan chặt chẽ như các thuốc thế hệ cũ (carbamazepine và axit valproic). Pregabalin và gabapentin đã được chứng minh có tác dụng loại bỏ cơn đau cấp và cơn đau thần kinh sau zona.

Các thuốc an thần có cách tác động lên cơ thể khác nhau nên nếu một thuốc không hiệu quả thì có thể đổi thuốc khác cùng họ thuốc an thần.

Opioid

Vai trò của opioid còn đang gây tranh cãi dù nó có tác dụng giảm đau rất tốt. Dùng opioid kéo dài có thể gây nghiện, rối loạn tâm thần. Thuốc chỉ được dùng đối với người cao tuổi bị đau nghiêm trọng sau zona và có các bệnh tim mạch, gan, thận.

Các phương pháp hỗ trợ tại nhà

Các phương pháp này giúp bạn giảm đau và ngứa ngáy.

Đắp khăn mát: Bạn dùng khăn vải thấm nước mát đắp lên mảng mụn nước trong khoảng 20 phút. Làm như vậy có thể giúp giảm đau và giữ cho da được sạch sẽ.

Bạn nên mặc quần áo bằng vải cotton hoặc vải lanh và chọn quần áo rộng rãi khi ra ngoài. Nếu ở nhà, bạn nên để trần vùng da tổn thương.

Kiều Tuấn Anh / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngực con gái tuổi dậy thì phát triển thế nào?

(27)
Tuổi dậy thì là thời điểm mà cơ thể sẽ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đối với con gái, sự thay đổi lớn nhất là những khác lạ xuất hiện ... [xem thêm]

Dị ứng phấn hoa: Triệu chứng, phân loại và cách điều trị

(46)
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư? ... [xem thêm]

Chẩn đoán bệnh hồng cầu hình liềm: Đã có xét nghiệm mới

(26)
Bệnh hồng cầu hình liềm, còn có tên gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm, là tình trạng hồng cầu có hình dạng bất thường và mang tính di truyền. Ở ... [xem thêm]

Bạn có biết việc không la mắng con cái sẽ tốt cho cả bé lẫn bạn?

(33)
Con cái chính là cuộc sống của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ em không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn và nghe lời. Có những lúc, chúng trở nên cáu kỉnh và quậy phá ... [xem thêm]

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo lắng ở nữ giới

(53)
Vì sao xảy ra các trường hợp lo lắng ở nữ giới? Liệu đây chỉ là do các tác động bên ngoài hay còn bởi những chứng bệnh tồn tại bên trong? Nỗi lo lắng ... [xem thêm]

7 bí quyết sắp xếp tủ quần áo giúp bạn tiết kiệm thời gian

(71)
Bạn thường mất nhiều thời gian khi lựa chọn trang phục vào mỗi buổi sáng? Đừng lo lắng vì các cách sắp xếp tủ quần áo đơn giản dưới đây ... [xem thêm]

Vì sao nam giới cần đến 250 triệu tinh trùng để xuất tinh?

(67)
Nam giới xuất tinh cần đến khoảng 250 triệu tinh trùng cũng bởi vì sự cạnh tranh khốc liệt khiến chỉ có 1 tinh trùng chiến thắng để gặp được trứng.Quan ... [xem thêm]

Giải pháp cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

(75)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN