Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Cha mẹ nên làm gì để cải thiện chứng chậm tăng trưởng ở trẻ?

(3.6) - 76 đánh giá

Chậm tăng trưởng là thuật ngữ dùng để mô tả đứa trẻ không phát triển đúng với tiêu chuẩn thông thường. Khi đó, trẻ sẽ tăng cân hay chiều cao chậm hơn so với những đứa trẻ khác trong cùng giới tính và độ tuổi.

Phát triển chậm còn có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất, tinh thần và kỹ năng giao tiếp xã hội. Bác sĩ và phụ huynh cần trao đổi với nhau để đưa ra phương pháp hỗ trợ giúp đỡ trẻ phát triển như bình thường. Mời bạn tìm hiểu những cách có thể giúp trẻ vượt qua tình trạng này nhé!

Hiểu rõ nguyên nhân

Để giúp trẻ bị chậm tăng trưởng, cha mẹ nên tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vấn đề này. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây tình trạng chậm tăng trưởng, và đôi khi có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau trong cùng một thời gian.

Không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng. Nếu cha mẹ tính toán sai công thức năng lượng hằng ngày của bé hay không chú ý đến trẻ khi bé đang đói thì trẻ sẽ không hấp thụ đủ lượng calo cần thiết.

Ngoài ra, tình trạng này còn dẫn đến nhiều căn bệnh khác như rối loạn khả năng trao đổi chất có thể khiến trẻ chán ăn hay nôn mửa. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu xem đâu là thức ăn khiến trẻ không tiêu hóa được. Nếu trẻ không tiêu hóa được protein trong sữa thì cơ thể bé có thể không hấp thụ được những thực phẩm làm từ sữa như phô mai hay sữa chua, việc này có thể dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng. Những vấn đề sức khỏe khác liên quan đến hệ tiêu hóa cũng có khả năng khiến trẻ không tăng cân được.

Những vấn đề đó bao gồm bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), bệnh xơ nang, bệnh tiêu chảy, bệnh gan mãn tính,… Những bệnh lây nhiễm, những vấn đề liên quan đến cảm xúc hoặc những căn bệnh đang phát triển liên quan đến tim, phổi hay hệ nội tiết có thể dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng.

Cách chữa trị

Những cách chữa trị cụ thể đối với chứng chậm tăng trưởng thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi của bé, tiền căn bệnh trước đây và khám sức khỏe tổng quát,… Cần một nhóm chuyên gia sức khỏe bao gồm nhà vật lý trị liệu, chuyên gia về dinh dưỡng, người làm công tác xã hội, nhà di truyền học, và các chuyên gia khác cùng chữa trị.

Nếu chứng chậm tăng trưởng của trẻ là do những vấn đề y khoa gây ra thì cách chữa trị thông thường đã đủ để giúp bé tăng cân bình thường. Nếu trẻ có những vấn đề về cảm xúc hay những trường hợp nguyên nhân là do hoàn cảnh sống tại nhà, cách chữa trị cần phải thêm vào việc tư vấn và cải thiện đời sống gia đình.

Thông thường, bác sĩ có thể đến thăm khám thường xuyên để chữa trị cho trẻ có chứng chậm tăng trưởng. Bác sĩ có thể tính toán lượng calo cần thiết cho trẻ và đưa ra một vài thực phẩm giàu calo khuyên dùng.

Cha mẹ nên để thời gian giữa các bữa ăn đủ dài để các bé cảm thấy đói và tránh những thực phẩm chứa calo “rỗng” như kẹo hay nước ép.

Đối với trẻ mắc chứng chậm tăng trưởng nghiêm trọng hơn và không phát triển sau những cách trị liệu thông thường thì cần phải dùng sonde dạ dày. Sonde dạ dày được thiết kế để đưa thức ăn từ mũi vào dạ dày. Thức ăn đưa vào ống phải là thức ăn dạng lỏng. Bạn nên cho trẻ sử dụng sonde dạ dày vào ban đêm, có nghĩa là trẻ vẫn sinh hoạt hằng ngày như bình thường và ăn tự do trong suốt ngày. Chỉ khi trẻ bắt đầu hấp thụ nhiều calo hơn và cảm thấy khỏe hơn, khi đó trẻ mới thèm ăn trở lại và bạn sẽ không cần phải dùng sonde dạ dày nữa.

Thời gian để trẻ có thể quay lại mức phát triển bình thường phụ thuộc vào nguyên nhân phát bệnh và mức độ nặng nhẹ. Bé có thể mất vài tháng, hay thậm chí cả đời để phục hồi nếu tình trạng bệnh là mãn tính.

Hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển bình thường bạn nhé.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Mách mày râu cách massage cho vợ tăng khoái cảm

(14)
Cách massage cho vợ sau đây không chỉ giúp nàng thư giãn mà còn là ý tưởng tuyệt vời để cả hai hứng khởi và đạt khoái cảm cao hơn khi bắt đầu cuộc ... [xem thêm]

Đau bụng khi mang thai tháng đầu có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

(84)
Đau bụng khi mang thai tháng đầu là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, một số trường hợp đau bụng ở 4 tuần đầu mang thai có thể gây ra nhiều vấn ... [xem thêm]

Phải làm gì khi mũi bạn bị chảy máu cam?

(95)
Chảy máu cam là hiện tượng máu chảy ra từ đường mũi do một số tác động gây ra. Dù không biết chính xác lý do mình bị chảy máu cam thì bạn cần phải ... [xem thêm]

DHA và sự phát triển trí não của con yêu

(24)
Tên gốc của DHA: Omega 3Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạchTên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish ... [xem thêm]
Đang tải ...

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

(78)
Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bé nhà bạn có mắc chứng này? Nếu ... [xem thêm]

5 vấn đề được mẹ Việt quan tâm nhất để mang thai an toàn trong năm 2017

(54)
Bất kì người mẹ nào khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ đều mong muốn những thai kỳ diễn ra an toàn và suôn sẻ. Do đó, trong năm 2016 vừa qua, vấn đề an ... [xem thêm]

Carbohydrate và chất xơ, bổ sung đủ mới tốt cho sức khỏe

(11)
Carbohydrate và chất xơ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta. Tìm hiểu rõ đặc điểm của chúng giúp bạn cân bằng lượng tiêu thụ để đảm bảo sức ... [xem thêm]

Không khó xây dựng bữa ăn gia đình cân bằng dinh dưỡng

(48)
Một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé phát triển. Vậy bạn cần hạn chế những loại thực ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...