Đau nhức cơ bắp khi tập thể hình: Làm sao để điều trị?

(3.72) - 55 đánh giá

Đau nhức cơ bắp khi tập thể hình là một tình trạng khá khổ biến. Nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức là do vận động quá mức trong thời gian dài. Việc điều trị thường mất khoảng vài ngày để cơn đau nhanh hết.

Bạn có thể bị đau nhức cơ bắp khi tập thể hình, chơi thể thao hoặc thậm chí làm công việc nhà, khi:

  • Làm điều gì đó vượt quá khả năng thể chất của mình như luyện tập liên tục trong 2 giờ ngay lần đầu tiên tập.
  • Đột nhiên tăng mức độ tập hoặc tăng thời gian tập luyện.
  • Luyện tập các bài thể dục, như đi bộ xuống dốc hoặc duỗi thẳng cánh tay trong khi cơ bắp tay cuộn lên, trong thời gian dài hơn.

Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các biện pháp kỳ diệu giúp giảm đau nhức cơ bắp khi tập thể hình. Dưới đây là một loạt các phương pháp điều trị đơn giản và dễ dàng sau khi tập luyện, có thể giúp bạn giảm đau cơ bắp và cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Điều trị trong quá trình đau nhức cơ bắp khi tập thể hình

Một số phương pháp có thể giúp bạn giảm đau nhức cơ bắp trong lúc tập luyện như:

  • Kéo giãn cơ đầy đủ. Trước khi tập luyện, bạn nên làm ấm cơ thể và kéo giãn cơ trong một khoảng thời gian dài để cơ sẵn sàng cho việc tập luyện và giảm tác dụng của đau cơ bắp khởi phát chậm (DOMS). Bạn hãy dành thời gian để làm những động tác kéo giãn nhẹ nhàng (kéo giãn liên quan đến chuyển động) và sau đó kéo giãn tĩnh như đong đưa chân hoặc đi bộ đá chân nhẹ.
  • Khởi động trước khi tập tạ. Nếu cơ bắp không được khởi động kỹ sẽ làm bạn có nguy cơ cao bị đau nhức cơ bắp nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ bị kéo căng dây chằng, gân hoặc cơ bắp. Đối với tập tạ, bạn nên khởi động thêm cho tim như Jumping Jack hoặc nhảy dây.
  • Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể ngăn ngừa chuột rút, giảm viêm và đau nhức cơ bắp. Nếu tập thể dục hàng ngày gây ra đổ mồ hôi nhiều, bạn hãy chọn đồ uống thể thao để bổ sung thêm chất điện giải và natri ngoài nước. Hãy nhớ chọn loại có calo thấp, nếu không bạn sẽ nạp vào tất cả lượng calo bạn vừa mới đốt.
  • Chọn bài tập phù hợp. Nhận thức được tư thế trong quá trình tập luyện có thể ngăn chặn cơn đau nhức không cần thiết.

Điều trị đau nhức cơ ngay sau khi tập thể hình

Các cơn đau nhức ngay sau khi tập luyện có thể thuyên giảm bằng cách:

  • Tắm nước lạnh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tắm nước lạnh có thể làm giảm đau nhức cơ bắp nhiều hơn việc nghỉ ngơi hoặc không can thiệp gì sau khi luyện tập.
  • Chườm nóng. Chườm nóng, chườm ấm có thể làm giảm căng cơ và tăng cường quá trình chữa bệnh.
  • Bổ sung quả dứa và anh đào chua vào thực đơn. Bromelain, một loại enzyme được tìm thấy trong dứa và quả anh đào có lợi ích chống viêm tương đương với các thuốc chống viêm.

Điều trị đau nhức cơ bắp khi tập thể hình: Ngày hôm sau

  • Giảm đau bằng đá lạnh. Nếu tắm nước lạnh có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp ngay lập tức sau khi tập luyện thì chườm lạnh cho cơ bắp bị ảnh hưởng sẽ giúp giảm viêm cơ bắp đau vào ngày hôm sau.
  • Tự xoa bóp. Xoa bóp là cách điều trị lý tưởng cho đau nhức cơ bắp. Bạn nên tự xoa bóp để kiểm soát lực vừa phải lên vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể sử dụng dụng cụ massage hoặc con lăn bọt để thư giãn các cơ bị đau và kéo giãn cơ để giảm căng thẳng.

Ngoài ra, có những sản phẩm mà bạn có thể sử dụng giúp làm dịu cơ bắp sau khi tập luyện: liệu pháp áp lạnh con lăn điện cực, bóng rung trị liệu hoặc phương pháp chăm sóc da có các lợi ích chống viêm tự nhiên.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

17 bí quyết khi vượt cạn nếu bạn lần đầu làm mẹ

(61)
Lần đầu làm mẹ, bạn sẽ trải nghiệm rất nhiều thay đổi từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở. Thời điểm vượt cạn để đón con yêu ra đời sẽ khiến ... [xem thêm]

Dậy thì sớm ở trẻ: Cùng tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu

(69)
Việc phát hiện ra con đang bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ khiến bạn hoang mang, lo lắng. Liệu dậy thì sớm có ảnh hưởng đến sự phát triển ... [xem thêm]

7 điều bí mật về tình dục nàng luôn muốn chàng biết (P1)

(45)
Trong vòng 10 năm trở lại đây, các ứng dụng hẹn hò trở nên ngày càng phổ biến, các nội dung khiêu dâm có phần linh động hơn và đồ chơi tình dục đã ... [xem thêm]

Giảm thính lực do ồn

(42)
Tầm quan trọng của thính giác Thính giác cho phép bạn tham gia với thế giới xung quanh. Từ khi là một đứa trẻ, bạn đã học nói bằng cách lắng nghe và bắt ... [xem thêm]

Hỗ trợ phòng ngừa và chống viêm khớp với 8 thực phẩm quen thuộc

(32)
Bạn đã từng tìm cách chữa viêm khớp? Bạn có biết rằng mình có thể chữa viêm khớp thông qua việc lựa chọn thực phẩm đúng cách? Thức ăn không chỉ hấp ... [xem thêm]

Sơ cứu gãy xương và những điều bạn cần biết

(57)
Gãy xương là một tình trạng không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Việc sơ cứu gãy xương đúng cách sẽ giúp cho ... [xem thêm]

Những bí kíp giúp mẹ bầu đánh bay nỗi lo bệnh trĩ khi mang thai

(51)
Bệnh trĩ khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.Mang thai là một giai đoạn đẹp của cuộc đời. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Những phương pháp thử thai phổ biến mà bạn cần biết

(64)
Vì tính đơn giản và thuận tiện, thông thường các mẹ vẫn dùng phương pháp thử thai tại nhà để biết mình có mang thai hay chưa. Vậy làm sao để các mẹ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN