Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Giải đáp thắc mắc các vấn đề xung quanh bệnh đau mắt hột

(3.91) - 100 đánh giá

Bệnh đau mắt hột mang tính chất lây truyền và có nguy cơ dẫn đến tình trạng mù vĩnh viễn. Tuy nhiên, biến chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu người bệnh được điều trị triệt để ngay từ đầu.

Đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm liên quan đến mắt có khả năng gây mù do vi khuẩn lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp từ người này sang người khác. Nguy cơ mù từ bệnh đau mắt hột có thể phòng ngừa bằng cách sàng lọc và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Bệnh lý này tương đối phổ biến trong những năm qua, nhưng không phải tất cả mọi người đều biết đến nó. Qua bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một số điểm chính xung quanh bệnh đau mắt hột.

Bạn có thể quan tâm: Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết.

1. Bệnh đau mắt hột là gì? Nó có thể lây lan không?

Bệnh đau mắt hột là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, ảnh hưởng đến kết mạc, giác mạc và mí mắt. Môi trường sống kém vệ sinh hoặc thiếu ý thức vệ sinh là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh đau mắt hột phát sinh. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh lý này ở những nước nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới nghèo cao hơn hẳn so với các quốc gia còn lại trên thế giới.

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là tác nhân gây đau mắt hột. Các chuyên gia nhãn khoa đánh giá nó là nguyên nhân truyền nhiễm hàng đầu gây mù trên thế giới. Tính đến hiện nay, số người chịu tác động của nó đã lên đến 80 triệu, phần lớn là trẻ em. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải quá lo lắng. Vì về cơ bản, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa cũng như điều trị loại vi khuẩn này.

2. Bệnh đau mắt hột biểu hiện như thế nào?

Bệnh đau mắt hột ảnh hưởng đến mí mắt và kết mạc (lớp màng mỏng bao phủ bên ngoài) của mắt, thường rất khó chịu. Khi bị nhiễm trùng, kết mạc trở nên đỏ và kích ứng (bị viêm). Tình trạng này có khả năng tái phát, đồng thời có nguy cơ để lại sẹo trên bề mặt kết mạc nếu không được điều trị triệt để.

Những vết sẹo này có thể tiếp tục gây kích ứng mắt và thậm chí dẫn đến trường hợp tệ nhất làm bong giác mạc. Lúc này, nguy cơ người bệnh mù vĩnh viễn hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Nguồn: Cdn1.vectorstock.com

3. Làm thế nào để điều trị bệnh đau mắt hột?

Việc điều trị bệnh đau mắt hột tương đối đơn giản. Một liều kháng sinh (thuốc uống) là phương pháp điều trị được ưa chuộng nhất, đi kèm với việc hướng dẫn sử dụng nguồn nước an toàn cũng như giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đơn giản. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa và hoàn cảnh ở các khu vực mà bệnh phát triển, liệu pháp này rất khó thực hiện trên phạm vi rộng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển chiến lược SAFE để chữa bệnh đau mắt hột, bao gồm:

  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
  • Sử dụng thuốc kháng sinh
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ
  • Cải thiện môi trường sống

Liệu trình điều trị còn bao gồm sàng lọc sự hiện diện của bệnh đau mắt hột ở trẻ em từ 1–9 tuổi. Nếu hơn 10% được phát hiện triệu chứng lâm sàng, toàn bộ cộng đồng sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Ở những khu vực bệnh ít phát sinh, chỉ những nhóm mục tiêu mới cần phải được điều trị.

Do bệnh đau mắt hột có tính chất truyền nhiễm, tất cả những người có thể tiếp xúc với người bệnh cũng sẽ tiếp nhận điều trị ngay từ đầu.

Phương pháp điều trị thực tế là sử dụng thuốc azithromycin (Zithromax) một lần (hiện đang là giải pháp phổ biến nhất) hoặc sử dụng thuốc mỡ tetracycline (Achromycin) 1% tại chỗ.

Khi bệnh đau mắt hột đã chuyển hướng sang lông mi, phẫu thuật là biện pháp cần thiết để khắc phục điều này, đồng thời ngăn lông mi gây sẹo trên giác mạc.

Nếu trên giác mạc đã xuất hiện sẹo, bác sĩ nhãn khoa có thể yêu cầu tiến hành phẫu thuật ghép giác mạc nhằm ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng hơn.

4. Bệnh đau mắt hột kéo dài bao lâu?

Thời gian bệnh tiến triển không cụ thể. Nhiều người có thể chỉ mắc bệnh đau mắt hột một lần và sẹo không xuất hiện. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng này có nguy cơ tái phát nếu không được điều trị triệt để.

5. Biện pháp phòng ngừa đau mắt hột

Mất thị lực do đau mắt hột về cơ bản là hoàn toàn có thể phòng ngừa được với chi phí tương đối thấp. Điều này có thể được thực hiện bằng cách giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là da mặt cần được làm sạch sẽ và điều trị cho tất cả những người nhiễm bệnh bằng kháng sinh (thuốc uống) hoặc thuốc mỡ mắt kháng sinh sớm trong quá trình phát bệnh. Nhiều quốc gia đã loại bỏ bệnh đau mắt hột bằng các biện pháp trên.

6. Triển vọng cho người bệnh đau mắt hột

Nếu được chẩn đoán cũng như điều trị sớm, đặc biệt trước khi sẹo xuất hiện tại giác mạc, triển vọng của người bệnh hoàn toàn khả quan.

Hiện nay, một số tổ chức chính phủ và phi chính phủ đang hợp tác với nhau cùng đẩy lùi căn bệnh này. Nếu thành công, bệnh đau mắt hột sẽ chỉ còn là quá khứ. Mục tiêu gần nhất là 15 quốc gia sẽ được xóa bỏ bệnh lý này vào năm 2020.

7. Biến chứng của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột gây kích ứng mắt, bắt đầu bằng hiện tượng tròng trắng mắt chuyển đỏ (khác với tình trạng đau mắt đỏ hay viêm kết mạc), tiến triển đến tổn thương mí mắt và gây kích ứng. Sẹo dần hình thành ở giác mạc, sau đó có thể trở nặng và cuối cùng dẫn đến mù vĩnh viễn. Những biến chứng này có thể tránh được nếu bạn được chẩn đoán sớm và điều trị đầy đủ.

Khi biến chứng phát sinh, thị lực thường sẽ giảm đến mức người bệnh không còn khả năng sinh hoạt, học tập hay làm việc, dẫn đến vô số vấn đề về kinh tế và học vấn. Ngoài ra, thị giác bị rối loạn hoặc tệ hơn là mù vĩnh viễn còn là hai trong nhiều yếu tố gia tăng số lượng tử vong do tai nạn.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Bạn đã hiểu đúng về tình trạng viêm kết mạc mắt chưa? và Giúp bạn bỏ túi một số biện pháp chữa viêm kết mạc.

8. Những nghiên cứu lâm sàng liên quan đến bệnh đau mắt hột

Vì đã nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả của quá trình điều trị, các nhà nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào vấn đề lưu hành biện pháp trị liệu hiệu quả đến mọi nơi trên thế giới.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Lợi ích khi cho bé chơi với bạn ngay từ nhỏ

(85)
Cho bé chơi với bạn từ những ngày còn thơ ấu sẽ mang đến cho con không chỉ niềm vui mà còn hỗ trợ phát triển lâu dài các kỹ năng cơ bản và cần thiết. ... [xem thêm]

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

(34)
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp khiến không ít bạn trẻ cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi ra ngoài. Nếu thấu hiểu làn da và kiên trì ... [xem thêm]

8 cách bổ sung estrogen tự nhiên cho phụ nữ

(67)
Estrogen thấp có thể khiến phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thiểu kinh, dẫn đến mãn kinh sớm hoặc thậm chí là vô sinh. Cách bổ sung estrogen tự nhiên ... [xem thêm]

10 tác dụng của quả cóc (trái cóc) có thể bạn chưa biết

(61)
Bạn thường ăn cóc như một loại trái cây giúp đỡ buồn miệng? Thực ra, tác dụng của quả cóc còn giúp bạn giảm ho, tốt cho sức khỏe của mắt và giúp ... [xem thêm]
Đang tải ...

5 lợi ích sức khỏe của chocolate bạn cần biết

(75)
Chocolate là một loại thực phẩm rất ngon, được nhiều người yêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết 5 lợi ích sức khỏe từ chocolate. Chocolate là ... [xem thêm]

Hậu quả để lại cho bệnh nhân khi bị nhiễm trùng máu

(29)
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Khi bạn bị nhiễm trùng máu, lưu thông máu trong cơ thể sẽ kém đi, lượng máu cung cấp đến các ... [xem thêm]

Làm bạn với người yêu cũ: Nên hay không nên?

(64)
Sau một cuộc chia tay với nhiều tổn thương, quyết định có nên làm bạn với người yêu cũ hay không vẫn là một bài toán nan giải mà bạn phải đắn đo và ... [xem thêm]

Mang thai ở độ tuổi 40: lợi và hại

(55)
Ngày nay nhiều ông bố bà mẹ vì mải lo cho sự nghiệp mà không tính đến chuyện sinh con đẻ cái. Đợi đến khi đã gần 40, họ mới bắt đầu nghĩ đến ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...