Muốn có hình xăm đẹp, bạn phải biết chăm sóc hình xăm

(3.83) - 94 đánh giá

Hình xăm đẹp không chỉ là một biểu tượng nghệ thuật mà còn là cách để bạn thể hiện cá tính bản thân. Việc học cách chăm sóc hình xăm sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng, đồng thời đảm bảo vết xăm sẽ lành lại nhanh chóng.

Văn hóa xã hội hiên tại đã dần dần chấp nhập việc xăm mình – tạo dấu ấn trên cơ thể với những hình xăm đẹp mắt (tattoo). Hình xăm đẹp cho nam và cho nữ có rất nhiều kiểu mẫu khác nhau, vô cùng đa dạng. Những hình xăm đẹp và ý nghĩa, có thể nằm ở những vị trí như cổ tay, lưng, vai,… được ưa chuộng hơn, có thể là được thiết kế riêng để thể hiện được quan điểm sống và tính cách của người xăm nó.

Quá trình xăm chỉ là một quy trình nhỏ – thợ xăm sẽ dùng kim để bơm mực vào dưới da để tạo hình. Sau khi vừa xăm xong, mỗi khi bạn để hình xăm tiếp xúc với không khí hay môi trường bụi bẩn, bạn sẽ càng có nguy cơ cao mắc các dạng nhiễm trùng và để lại sẹo. Không chỉ phụ thuộc vào thợ xăm, bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vệ sinh, chăm sóc hình xăm tại nhà để có một hình xăm đẹp. Nếu không chăm sóc hình xăm đúng cách, bạn có thể gặp nhiều tác hại vì xăm mình đấy. Mời bạn tìm hiểu các bước giữ vệ sinh và chăm sóc hình xăm đúng cách nhé!

Những kiến thức cơ bản để chăm sóc hình xăm

Để chăm sóc hình sau khi xăm xong, đầu tiên bạn nên nói thợ xăm thoa một lớp mỡ petroleum lên hình xăm và dùng một miếng băng gạc phủ nó lại. Miếng băng sẽ giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào da. Ngoài ra, việc băng lại còn giúp bảo vệ vết xăm khỏi bị xước gây đau đớn.

  • Giữ miếng băng gạc trong vòng vài giờ. Nó sẽ giúp hấp thu lượng mực thừa hoặc máu chảy ra từ vết xăm.
  • Sau vài giờ, bạn có thể gỡ miếng băng ra. Đầu tiên, bạn hãy rửa tay cùng xà phòng và nước ấm. Sau đó, hãy nhẹ nhàng rửa qua vết xăm bằng xà phòng không mùi và nước sạch.
  • Dùng khăn mềm lau khô hình xăm. Tiếp đó, bạn hãy thoa một lượng nhỏ pomat petroleum lên hình xăm. Bạn có thể tháo băng gạc vào lúc này để vết xăm tránh bị bí khí.

Trong khoảng thời gian chăm sóc hình xăm và đợi hồi phục, bạn nên:

  • Tránh ánh nắng trực tiếp tác động đến hình xăm
  • Hãy liên lạc với thợ xăm hoặc bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng hoặc triệu chứng nào khác
  • Không nên thoa kem chống nắng lên miệng hình xăm cho đến khi hình xăm hoàn toàn lành lại
  • Tránh để hình xăm bị trầy xước hoặc va chạm vào những vật xung quanh để hạn chế vi khuẩn
  • Bạn nên hạn chế mặc quần áo bó sát, cọ xát vào hình xăm
  • Không nên đi bơi hoặc ngâm mình dưới nước hồ bơi quá lâu (bạn vẫn có thể dùng vòi sen).

Các bước chăm sóc hình xăm trong 30 ngày

Tốc độ hồi phục của vết thương sẽ phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của hình xăm. Những hình xăm lớn thường có tình trạng đỏ tấy và sưng lâu hơn bởi vì chúng gây tổn thương cho làn da nhiều hơn các hình xăm nhỏ.

Ngày thứ nhất

Bạn nên giữ băng gạc từ tiệm xăm cho đến khi về nhà. Sau vài giờ, bạn có thể gỡ nó ra. Tốt nhất, bạn nên hỏi thợ xăm bạn để biết thêm chi tiết về lúc thích hợp để tháo băng gạc.

Ngay khi tháo băng ra, có lẽ bạn sẽ nhìn thấy một ít chất lỏng chảy ra từ hình xăm. Hỗn hợp dịch này gồm máu, huyết tương (dịch chứa các thành phần vô hình trong máu) và thêm một ít mực xăm. Da sẽ trở nên đỏ tấy và đau rát. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy hơi ấm khi chạm vào vết xăm. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì đây là tình trạng rất bình thường.

Sau khi rửa tay sạch sẽ, bạn hãy rửa vết xăm bằng nước ấm và xà phòng không mùi. Sau đó, bạn hãy dùng thuốc petroleum để thoa lên hình xăm.

Từ ngày 2 đến ngày 3

Hình xăm sẽ bắt đầu trở nên xỉn màu hơn. Điều này thường xảy ra khi da đang trong quá trình hồi phục. Đồng thời, vết thương sẽ bắt đầu kết vảy.

Bạn hãy rửa hình xăm từ 1–2 lần mỗi ngày, sau đó thoa kem dưỡng ẩm loại không mùi và không chứa cồn lên hình xăm. Khi rửa hình xăm, bạn có thể thấy có một ít mực chảy ra. Đừng lo lắng vì đây chỉ là lượng mực dư thừa được đẩy ra thông qua các lỗ chân lông trên da mà thôi.

Từ ngày 4 đến ngày 6

Tình trạng đỏ tấy sẽ bắt đầu mờ đi. Ngoài ra, bạn có thể sẽ nhận thấy một số vết xước nhẹ trên vết xăm. Các mảng vảy sẽ không dày như vảy thông thường (khi bạn vô tình bị xước da) mà chúng có xu hướng trồi lên trên da. Trong lúc chăm sóc hình xăm, đừng lột vảy ra nhé vì nó sẽ giúp bạn tránh để lại sẹo.

Hãy rửa hình xăm từ 1–2 lần mỗi ngày để giữ vệ sinh. Sau đó, bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm.

Từ ngày 6 đến ngày 14

Các mảng vảy sẽ bắt đầu cứng lại và dần dần bong ra. Bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên cố gắng lột hoặc gỡ chúng ra – bạn nên để các mảng vảy tróc ra một cách tự nhiên. Nếu bạn cố tình lột chúng ra, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến hình xăm và có thể để lại sẹo.

Tại thời điểm này, bạn có thể cảm thấy làn da trở nên rất ngứa ngáy. Tránh gãi hoặc chà xát hình xăm nhé – điều bạn cần làm là nhẹ nhàng thoa kem dưỡng ẩm vài lần mỗi ngày để giảm ngứa.

Nếu trong giai đoạn này, vết xăm của bạn vẫn bị sưng và đỏ tấy thì đó là dấu hiệu bạn có thể bị nhiễm trùng. Hãy đến gặp thợ xăm hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt.

Từ ngày 15 đến ngày 30

Trong giai đoạn hồi phục cuối cùng này, hầu hết các mảng da bong tróc sẽ biến mất và bạn nên nhẹ nhàng gỡ bớt các miếng vảy ra.

Bạn vẫn có thể nhìn thấy vài mảng da chết, nhưng đừng lo lắng vì nó sẽ nhanh chóng tự bong ra sau đó. Vùng da xung quanh hình xăm có thể trông khá khô ráp và hơi xỉn màu. Vì thế, bạn nên dưỡng ẩm cho đến khi làn da tươi tắn trở lại.

Vào tuần thứ hai hoặc tuần thứ ba chăm sóc hình xăm sau khi xăm, các lớp da bên ngoài sẽ bắt đầu lành lại dần. Ngoài ra, các mô da sâu bên dưới làn da có thể mất từ ​​3–4 tháng để có thể lành lại hoàn toàn. Vào cuối tháng thứ 3, hình xăm sẽ trở nên sáng và đẹp hơn như mong muốn của bạn.

Trong quá trình chăm sóc hình xăm, nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để điều trị ngay lập tức:

  • Phát hiện một đường hoặc một vệt sưng màu đỏ xuất hiện và lan rộng ra từ vết xăm (đối với hình xăm trên cánh tay và chân)
  • Cơn đau nhói xung quanh hình xăm ngày càng nghiêm trọng sau khi xăm từ 5–7 ngày
  • Có dịch mủ tiết ra từ hình xăm
  • Bị sốt – đây chính là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Bạn nên lưu lại những mẹo vệ sinh và chăm sóc hình xăm mà Chúng tôi đã đề cập ở trên để giữ cho hình xăm đẹp và tránh bị nhiễm trùng nhé. Sau 15–30 ngày, hình xăm sẽ lành lại, giúp bạn trở nên thu hút và cá tính hơn trong mắt mọi người nhé. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về bệnh nhiễm trùng đường tiểu?

(90)
So với người trẻ tuổi, người cao tuổi dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với cơ thể

(87)
Tiểu đường là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hoặc sử dụng insulin của cơ thể, một loại hormone giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành ... [xem thêm]

Mẹ có biết cách dỗ bé nín khóc theo cung hoàng đạo?

(36)
Phải làm cha làm mẹ thì mới hiểu được việc nuôi con khó đến cỡ nào. Trẻ sơ sinh không thể sử dụng dụng ngôn ngữ để nói lên nhu cầu của mình. Do đó, ... [xem thêm]

Viêm lưỡi di trú – Loại bệnh tưởng lạ mà quen

(79)
Viêm lưỡi di trú là một tình trạng rất phổ biến hiện nay. Vùng viêm thường ở trên đầu hoặc mặt lưỡi, đôi khi cả ở dưới bề mặt lưỡi. Lưỡi không ... [xem thêm]

Nhạc mozart cho bà bầu có thực sự làm thai nhi thông minh hơn?

(20)
Hiện tượng “Hiệu ứng Mozart” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 do một Tạp chí khoa học nổi tiếng thời bấy giờ đề xuất. Nhưng liệu rằng, nhạc ... [xem thêm]

Làm bố mẹ đơn thân bạn phải đối phó với điều gì?

(89)
Ngày nay, việc làm bố mẹ đơn thân khá phổ biến do tình trạng ly dị gia tăng. Để việc nuôi dạy con một mình trở nên đơn giản hơn, bạn cũng cần biết ... [xem thêm]

Hiểm họa không ngờ ẩn trong các sản phẩm làm đẹp

(93)
Trên thị trường hiện nay có hàng ngàn sản phẩm làm đẹp được ra đời nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc tóc và da của các chị em phụ nữ. Có khi nào bạn ... [xem thêm]

10 cách đơn giản “hóa giải” chứng tăng cân trong ngày lễ

(19)
Vui chơi, ăn uống thỏa thích dễ dẫn đến việc bị tăng cân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 10 cách đơn giản hóa giải chứng tăng cân trong ngày ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN