Nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

(4.27) - 98 đánh giá

Con yêu đột ngột qua đời trong khi trước đó vẫn còn khỏe mạnh khiến cho bố mẹ đau đớn vô cùng. Thủ phạm rất có thể là SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh đã cướp đi sự sống của hầu hết trẻ trong độ tuổi từ 2-4 tháng tuổi. Vậy đặc điểm và nguyên nhân của hội chứng nguy hiểm này là gì?

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh SIDS là gì?

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) không phải là một căn bệnh hay một bệnh lý thông thường. Đúng hơn, đó là chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không thể tìm ra nguyên nhân chính xác ngay lập tức. Để làm rõ nguyên do, các chuyên gia y tế phải truy tìm lại bệnh sử của cả trẻ lẫn bố mẹ, nghiên cứu kĩ nơi trẻ qua đời và khám nghiệm tử thi. Hội chứng xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước khiến SIDS trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường là vào thời điểm trẻ ngủ khoảng thời gian giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. Khoảng từ 16-20 % các ca tử vong do SIDS xảy ra tại nơi chăm sóc trẻ, thường gặp nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh.

Nguyên nhân gây ra hội chứng SIDS

Hầu hết các chuyên gia cho rằng SIDS xảy ra khi trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim, hệ hô hấp hay các cơ quan phản ứng chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, việc đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.

Những trẻ sơ sinh chết vì SIDS có mức serotonin trong não thấp hơn so với bình thường. Serotonin giúp điều hòa nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong khi ngủ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc SIDS

Hội chứng đột tử sẽ xuất hiện ở những bé có các yếu tố sau:

  • Sinh non hoặc rất nhẹ cân. Bé càng sinh non bao nhiêu thì nguy cơ mắc SIDS càng cao bấy nhiêu. Tương tự như vậy, cân nặng càng thấp thì nguy cơ mắc phải hội chứng này càng cao hơn;
  • Ra đời khi mẹ ở độ tuổi dưới 20. Những bà mẹ tuổi vị thành niên có nguy cơ sinh con bị đột tử cao hơn những bà mẹ lớn tuổi hơn;
  • Gia đình đông con và khoảng cách sinh con gần nhau. Nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ tăng theo từng bé. Ngoài ra, thời gian giữa các lần mang thai càng ngắn, nguy cơ sinh con mắc SIDS càng cao. Sinh đôi tăng gấp đôi nguy cơ trẻ mắc SIDS (ngay cả khi các bé không sinh non hoặc thấp cân). Nếu trẻ mắc SIDS trong lần mang thai trước đó thì nguy cơ bị đột tử của bé đang trong bụng mẹ là gấp 5 lần;
  • Trải qua những lần đe dọa mạng sống. Những bé đã phải trải qua những tình huống thập tử nhất sinh như ngừng thở và tím tái, xanh xao, ốm yếu và cần hồi sức cấp cứu có nguy cơ mắc SIDS cao hơn;
  • Là bé trai. Khoảng 30-50% bé trai có nguy cơ tử vong vì SIDS cao hơn so với bé gái.

Hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS) đã và đang là kẻ thù thầm lặng của rất nhiều đứa trẻ. Các bậc cha mẹ cần trang bị kĩ những kiến thức y khoa để phòng ngừa tình huống xấu nhất xảy ra với con yêu của mình khi chào đời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh uống nước?

(61)
Các chuyên gia tin rằng khoảng thời gian tốt nhất cho bé uống nước là sau khi bé được 6 tháng tuổi. Bạn đừng lo rằng bé sẽ bị thiếu nước khi thời tiết ... [xem thêm]

Dầu mè trị rụng tóc và giúp tóc đen bóng, không bị bạc!

(24)
Dầu mè vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm có nhiều tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe như giúp giảm huyết áp và điều hòa lượng đường ... [xem thêm]

5 bài tập thể dục tốt cho xương khớp giúp bạn dẻo dai hơn

(89)
Cơ xương khớp không chỉ giúp bạn thực hiện những công việc hàng ngày trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến vóc dáng cơ thể. Bạn nên thực hiện những ... [xem thêm]

10 điều ai cũng thắc mắc về bệnh thận đái tháo đường

(17)
Bệnh thận đái tháo đường là bệnh làm giảm chức năng thận xuất hiện ở một số người có bệnh tiểu đường. Nó có nghĩa là thận của bạn không làm ... [xem thêm]

Mắc bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh cần ăn uống thế nào?

(35)
Có một sự thật khác mà ít ai biết đó là, 10% của gan cấu tạo từ mỡ. Chỉ khi lượng mỡ trong gan vượt quá 10%, lúc đó bạn được chẩn đoán mắc gan ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về mổ nội soi sỏi mật

(41)
Bạn cần sớm phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ khi sỏi quá lớn và thường xuyên gây biến chứng như đau viêm, sốt, ứ mật… Thay vì quá lo lắng mổ ... [xem thêm]

Để xương chắc khỏe: magiê lợi hại chẳng kém canxi

(68)
Chúng ta thường chỉ chú trọng bổ sung canxi khi muốn trẻ phát triển xương chắc khỏe mà quên rằng magiê cũng quan trọng không kém.Magiê rất quan trọng đối ... [xem thêm]

Phẫu thuật dương vật to ra có thật sự hiệu quả?

(61)
Nhiều người cho rằng phẫu thuật dương vật to ra là cứu tinh giúp cải thiện kích thước “cậu bé”. Tuy nhiên, các phẫu thuật này liệu có an toàn và hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN