Những điều cần biết về nhịp tim thai chậm

(3.76) - 26 đánh giá

Tim thai hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Vậy nhịp tim thai chậm lúc chuyển dạ có phải là biểu hiện bất thường?

Lúc con yêu sắp chào đời, nhịp tim thai chậm là một trong các dấu hiệu cho thấy bé đang gặp nguy hiểm. Vậy mẹ cần biết gì về vấn đề này?

Nhịp tim thai chậm

Có 3 loại giảm cơ bản: nhịp chậm sớm, nhịp chậm muộn và nhịp chậm thay đổi. Nhịp tim thai chậm sớm được xem là bình thường và không nghiêm trọng. Nhịp chậm muộn và nhịp chậm thay đổi đôi khi là dấu hiệu cho thấy thai đang gặp bất ổn.

Nhịp tim thai chậm sớm

Nhịp chậm sớm xảy ra khi đầu của thai nhi bị chèn ép trong giai đoạn chuyển dạ sau cùng. Điều này cũng có thể xảy ra khi mẹ bầu chuyển dạ sớm làm trẻ sinh non hoặc sinh ngược. Điều này khiến cho tử cung siết chặt đầu của thai bởi các cơn gò tử cung. Nhịp chậm sớm nói chung không đáng ngại.

Nhịp tim thai chậm muộn

Nhịp chậm muộn chỉ bắt đầu khi các cơn co thắt lên đến đỉnh điểm hoặc sau khi cơn co thắt tử cung kết thúc. Trong một số trường hợp, nhịp chậm muộn có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng thai không nhận đủ oxy.

Nhịp chậm muộn xảy ra cùng với nhịp tim nhanh và cùng với một ít sự biến đổi, đồng nghĩa với việc các cơn co thắt có thể gây hại cho thai bằng cách lấy đi oxy. Bác sĩ sẽ phải quyết định mổ lấy thai khẩn cấp nếu nhịp chậm muộn và các yếu tố khác cho thấy thai đang gặp nguy hiểm.

Nhịp tim thai chậm thay đổi

Nhịp chậm thay đổi thường không đều, nhịp tim lên xuống bất thường hơn so với nhịp chậm muộn. Nhịp chậm thay đổi xảy ra khi dây rốn tạm thời nén lại lúc chuyển dạ. Thai nhi cần lưu lượng máu ổn định qua dây rốn để nhận oxy và chất dinh dưỡng quan trọng khác. Nếu nhịp chậm thay đổi xảy ra nhiều lần, đây có thể là dấu hiệu cho thấy lưu lượng máu của thai suy giảm. Việc lặp lại nhiều lần như vậy có thể rất nguy hiểm.

Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh của máy đo nhịp tim để quyết định, liệu nhịp chậm thay đổi có phải là vấn đề hay không, bạn đã sắp đến ngày sinh chưa. Bác sĩ sẽ mổ lấy thai nhi nếu thai nhi có biểu hiện giảm nhịp thay đổi nghiêm trọng ở giai đoạn chuyển dạ sớm. Nhịp tim chậm thay đổi sẽ hoàn toàn bình thường nếu chúng xảy ra trước khi sinh và có nhịp tim thai nhanh.

Những điều cần biết

Thủ thuật theo dõi nhịp tim thai thường không đau nhưng có thể bạn sẽ thấy chút không thoải mái. Nó rất ít rủi ro nên tất cả các thai phụ trong lúc chuyển dạ và sinh nở đều tiến hành làm. Có nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ là nhịp tim, có thể quyết định tình trạng khỏe mạnh của con yêu. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về nhịp tim thai trong khi chuyển dạ nhé.

Những thông tin hữu ích trên đây hy vọng đã giúp các bậc cha mẹ có những hiểu biết rõ ràng hơn về tình trạng của thai nhi qua việc đo lường nhịp tim.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sau mổ tuyến giáp nên ăn gì để có thể nhanh hồi phục?

(95)
Bạn được bác sĩ chỉ định phẫu thuật tuyến giáp và hiện đang băn khoăn không biết sau mổ tuyến giáp nên ăn gì để nhanh phục hồi? Thực tế, đây là câu ... [xem thêm]

Bài tập giãn cơ và thăng bằng cho người bệnh tiểu đường

(84)
Trường Đại học Y học Thể thao Mỹ cho biết giãn cơ là một ý tưởng tốt và khuyên bạn nên giãn từng nhóm cơ chính ít nhất hai lần một tuần trong ... [xem thêm]

Một số bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

(53)
Viêm tai giữa ở trẻ em là chứng bệnh phổ biến nhưng rất khó để nhận ra. Do đó, bạn nên biết được các dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa để có thể ... [xem thêm]

Stevia – chất làm ngọt tự nhiên không chưa calo

(23)
Stevia là gì? Từ “stevia” thật ra được dùng để chỉ cây Stevia rebaudiana , một loại cây họ Cúc ở vùng Nam Mỹ. Chỉ có vài bộ phận của cây có vị ... [xem thêm]

10 lời khuyên chăm sóc răng miệng từ nha sĩ mà bạn nên nhớ

(33)
Bạn thường bỏ qua những lời khuyên của nha sĩ cho đến khi răng bị đau nhức đến mức mất ăn mất ngủ? Nếu bạn lưu ý đến những cảnh báo của nha sĩ ... [xem thêm]

Khuyết tật bẩm sinh và những ảnh hưởng đến trẻ

(82)
Tìm hiểu chungNấc là bệnh gì?Nấc là hiện tượng cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở), co thắt ... [xem thêm]

Đột quỵ ở trẻ em khác đột quỵ ở người lớn như thế nào?

(15)
Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Bằng cách nhận ... [xem thêm]

10 lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày

(68)
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi cả ngày vì thiếu ngủ, công việc bận rộn, áp lực, không có thời gian nghỉ ngơi… Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra đột ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN