Sự thật về việc uống kháng sinh có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

(4.11) - 56 đánh giá

Đã có rất nhiều lời đồn thổi xoay quanh việc uống kháng sinh có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này là đúng.

Khi có ý định mang thai, bạn sẽ cần phải chú ý rất nhiều vào chế độ ăn để tăng cơ hội thụ thai và giúp bé yêu sinh ra có sức khỏe tốt. Bạn nghe nhiều người nói rằng uống kháng sinh có thể cản trở khả năng mang thai? Nguyên nhân của lời đồn này có lẽ xuất từ việc uống thuốc kháng sinh có xu hướng thay đổi một phần trong cơ thể để giúp người bệnh phục hồi. Thế nhưng liệu điều này có đúng? Hãy cùng Chúng tôi xem tiếp thông qua những chia sẻ dưới đây.

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc uống thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Thực tế, việc bị bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc rụng trứng mà nó chỉ giảm mong muốn được “yêu” của bạn.

Tác động của việc uống kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nam và nữ

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có khả năng giết chết vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm có hại cho cơ thể con người. Đây cũng là loại thuốc được nhiều người nghĩ đến nhất khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra. Thế nhưng, liệu kháng sinh có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

  • Tác động của kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nữ giới

Nhiều chị em thắc mắc không biết liệu uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không? Nguyên nhân là bởi họ cho rằng thuốc kháng sinh có thể cản trở kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ tinh, từ đó làm giảm cơ hội mang thai. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh kháng sinh tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ thai.

  • Tác động của kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nam giới

Phần lớn các nghiên cứu tập trung nhiều vào việc nghiên cứu tác động của kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nam giới hơn là nữ giới. Các nghiên cứu cho thấy một số loại kháng sinh như tetracycline, penicillin, erythromycin có thể ảnh hưởng xấu đến tinh trùng và khả năng sản xuất “tinh binh”. Một số loại thuốc còn có thể làm giảm chất lượng tinh dịch.

Liệu dùng thuốc kháng sinh có làm giảm khả năng thụ thai?

Đã có trường hợp ghi nhận rằng kháng sinh làm thay đổi thời gian rụng trứng và ảnh hưởng đến việc sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Tuy nhiên, không có bằng chứng chứng minh điều này. Trên thực tế, nhiều khả năng tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể mới là “thủ phạm” làm giảm khả năng thụ thai thành công chứ không phải là kháng sinh.

Ngược lại, uống kháng sinh còn có thể giúp bạn có thai bằng cách điều trị nhiễm trùng, một yếu tố cản trở quá trình thụ thai. Liệu pháp kháng sinh có thể giúp thiết lập lại sức khỏe của hệ thống sinh sản đã bị suy yếu do nhiễm vi khuẩn.

Phụ nữ mang thai uống thuốc kháng sinh có thể gặp phải rủi ro gì?

Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và thuốc điều trị cảm lạnh trong thai kỳ có thể gây ra một vài tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thuốc kháng sinh như clindamycin và cephalosporin thường được coi là an toàn khi mang thai, nhưng các loại kháng sinh khác có thể có tác động tiêu cực đến thai kỳ. Uống kháng sinh mạnh trong thai kỳ có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải chấm dứt thai kỳ. Do đó, nếu bị nhiễm trùng trong thời gian mang thai, bạn cần hỏi thật kỹ bác sĩ về các loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhằm đảm bảo an toàn.

Mỗi loại kháng sinh sẽ chứa các thành phần hoạt tính khác nhau và có thể ảnh hưởng đến phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, bạn không nên tự ý uống kháng sinh khi bị bệnh, thay vào đó, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và được kê thuốc phù hợp. Nếu băn khoăn về chuyện đang uống thuốc kháng sinh có nên thụ thai hay không thì tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ bạn nhé!

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cho trẻ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường

(96)
Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn của bé. Do đó, khi nghi ngờ mắt bé có vấn đề, bạn hãy cho trẻ đi khám mắt để được tư vấn và có cách khắc phục ... [xem thêm]

7 thay đổi của phụ nữ sau sinh bạn nên biết

(91)
Cuộc sống phụ nữ sau sinh có thể bận rộn hơn kèm theo những thay đổi về vóc dáng và tâm sinh lý. Bên cạnh những trải nghiệm mới mẻ, bạn cũng sẽ có ... [xem thêm]

Mách nhỏ giữ vệ sinh răng miệng cho mẹ đang mang thai

(63)
Nếu bạn hiện là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, đừng bỏ qua bài viết này nhé bởi vì Hello Bacsi sẽ tiết lộ cho bạn cách để giữ vệ sinh răng miệng ... [xem thêm]

Thú vị các bài tập rèn luyện sức bền cho cầu thủ

(74)
Đã là một cầu thủ bóng đá, chắc chắn sức bền và một thể lực tốt là những yếu tố không thể thiếu. Muốn được như vậy, bạn phải cần đến các ... [xem thêm]

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung)

(34)
Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tùy theo kích thước khối u cũng như vị trí mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau. Nếu u xơ ... [xem thêm]

Bạn biết gì về các nhóm máu?

(22)
Xét nghiệm máu là dạng xét nghiệm để xác định nhóm máu của một người. Xét nghiệm này mang tính thiết yếu nếu bạn đang cần được truyền máu hoặc ... [xem thêm]

25 tháng

(50)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Trí tưởng tượng phong phú là một trong những điều tốt đẹp nhất mà bé có ở giai đoạn này, dĩ nhiên ta ... [xem thêm]

Thở phào vì đường huyết ổn định, HbA1c cao trở về bình thường sau 4 tháng

(50)
Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2 suốt hai năm trời với đường huyết chưa bao giờ quá 7mmol/l, ông Hạnh vô cùng hoảng hốt khi biết HbA1c tăng cao đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN