Tại sao hen vẫn giết người và chúng ta cần làm gì?

(4.45) - 86 đánh giá

Hồi chuông cảnh báo

“Why asthma still kills” [1] là báo cáo của National Review of Asthma Deaths (NRAD) ấn bản tháng 5-2014. Đây là một cuộc điều tra bí mật nhằm tìm cách hiểu được tình huống xung quanh những cái chết do hen ở Anh quốc và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chăm sóc và giảm tử vong do hen. Đây là cuộc điều tra quốc gia đầu tiên về tử vong do hen suyễn ở Anh quốc và là nghiên cứu lớn nhất trên toàn thế giới cho đến nay. 174 chuyên gia giám định lâm sàng sau khi phân tích dữ liệu của 195 người được cho là đã chết vì hen trong thời gian từ 1/2/2012 đến 30/1/2013 tại Anh quốc đã đúc kết những phát hiện và khuyến nghị then chốt.

Mặt khác, “Những bài học từ tử vong hoặc suýt chết vì hen” [2] trong phần 8.1 của Hướng dẫn quản lý hen tại Anh quốc (British guideline on the management of asthma) ấn bản tháng 10-2014 giúp chúng ta biết cụ thể cần làm gì trong thực hành lâm sàng. Phần hướng dẫn này cũng dựa theo dữ liệu của báo cáo trên và kết hợp với các nghiên cứu khác.

Hầu hết đều phù hợp và có thể áp dụng tại Việt Nam.

Phát hiện và khuyến nghị then chốt cho thầy thuốc và bênh nhân [1]

Phát hiện [1]

Tổng quan cho thấy có thiếu sót trong chăm sóc thường quy và điều trị đợt cấp của hen. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân và cả bác sĩ không nhận ra dấu hiệu xấu đi của hen; họ cũng không phản ứng đủ nhanh khi phát hiện bệnh trở nặng.

  • 57% số tử vong đã không được khám bệnh đánh giá hen trong năm trước.
  • 47% số tử vong đã từng nhập viện vì hen trong năm trước.
  • 45% không tìm sự trợ giúp y tế hoặc chăm sóc khẩn cấp trong suốt đợt kịch phát dẫn đến tử vong.
  • 20% số tử vong là người hút thuốc; số khác là hút thuốc thụ động tại nhà.
  • 10% chết trong vòng 1 tháng sau khi xuất viện do điều trị hen.

Phổ biến tình trạng lệ thuộc quá mức với thuốc cắt cơn tác dụng ngắn và dùng dưới mức thuốc kiểm soát hen.

Nhiều người trong số tử vong đang được điều trị hen nhẹ hoặc trung bình. Các chuyên gia kết luận rằng hầu hết đã kém kiểm soát, bệnh hen nặng, nhưng bệnh nhân hoặc bác sĩ của họ dùng dưới mức thuốc kiểm soát hen.

Chỉ có 23% số tử vong có kế hoạch hành động hen cho cá nhân (Personal asthma action plans-PAAP).

Khuyến nghị [1]

  • Giáo dục truyền thông tốt hơn để thầy thuốc nhận thức được yếu tố làm tăng nguy cơ lên ​​cơn hen cấp và tử vong.
  • Mỗi bệnh viện cần phải có một bộ phận được đào tạo chính quy chịu trách nhiệm trong việc quản lý bệnh nhân hen đợt cấp và ngoại trú.
  • Bệnh nhân hen dùng hơn 12 ống hít thuốc cắt cơn tác dụng ngắn trong một năm nên có một đánh giá khẩn cấp tình trạng kiểm soát hen của họ.
  • Sau khi xuất viện vì hen, bệnh nhân nên được tiếp tục theo dõi, tái khám điều trị ngoại trú.
  • Những người bị hen nên được đánh giá bởi thầy thuốc chuyên khoa ít nhất một lần một năm.
  • Tất cả người bị hen nên được cung cấp kế hoạch hành động hen cho cá nhân (PAAP).
  • Bệnh nhân hen mà còn đang hút thuốc lá nên được tư vấn và điều trị bởi chương trình cai thuốc lá.
  • Bệnh nhân hen bị hút thuốc thụ động nên được biết tác hại và cách tránh.
  • Nên có giáo dục truyền thông tốt hơn cho cha mẹ, người chăm sóc và trẻ em về việc quản lý hen. Mọi người cần biết “làm thế nào”, “tại sao” và “khi nào” để dùng thuốc hen; nhận ra tình trạng hen không được kiểm soát và biết khi nào và làm thế nào để tìm trợ giúp y tế khẩn cấp.

Những bài học từ tử vong hoặc suýt tử vong vì hen [2]

Yếu tố bệnh [2]:

Hầu hết là hen nặng kinh niên. Một số ít đợt kịch phát gây tử vong xảy ra đột ngột ở bệnh nhân hen đang được xếp loại nhẹ hoặc trung bình.

Sử dụng thuốc [2]:

  • Dùng nhiều hoặc tăng dùng thuốc cắt cơn tác dụng ngắn.
  • Thuốc kiểm soát hen không đủ tương xứng với bậc hen.
  • Kê đơn không phù hợp các thuốc chẹn β (β-blockers) và kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Bệnh nhân có cơn hen cấp tính không nên dùng thuốc an thần trừ khi điều này cần để tiến hành gây mê.

Yếu tố tâm lý xã hội và hành vi bất lợi được ghi nhận trong phần lớn số tử vong vì hen, quan trọng nhất gồm [2]

  • Không tuân thủ điều trị hoặc theo dõi
  • Bỏ các cuộc hẹn với thầy thuốc
  • Trốn viện
  • Rối loạn tâm thần, trầm cảm, bệnh tâm thần khác hoặc cố tình tự hại
  • Hiện tại hoặc gần đây sử dụng nhiều thuốc an thần
  • Lạm dụng rượu hoặc thuốc
  • Béo phì
  • Khó giáo dục về hen
  • Có vấn đề về việc làm
  • Có vấn đề về thu nhập
  • Cô lập về mặt xã hội
  • Bị lạm dụng thời thơ ấu

Dự đoán và phòng ngừa tử vong do cơn hen nặng [2]

Hầu hết đợt kịch phát nặng cần phải nhập viện đều tiến triển tương đối chậm qua một khoảng thời gian sáu giờ hoặc nhiều hơn. Trong một nghiên cứu, hơn 80% tiến triển chậm > 48 giờ. Do đó, có thời gian để hành động hiệu quả giúp giảm tử vong.

Hen đe doạ sinh mạng [2]

Triệu chứng lâm sàng:

Cận lâm sàng:

  • Thay đổi mức độ tri giác
  • PEF

    Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dùng đồng thời nhiều loại vaccine

(93)
Dùng đồng thời nhiều vaccine là gì? Dùng đồng thời nhiều vaccine được định nghĩa là chỉ định nhiều hơn 1 loại vaccine trong cùng 1 ngày khám ở những vị ... [xem thêm]

Phân của bé khi nào đáng lo

(24)
Phân của trẻ Bé dưới 6 tháng hay còn bú: có bé đi sẹt sẹt ngày vài lần, có bé 2, 3 ngày mới đi cầu. Không nên hoảng hốt khi bé đỏ mặt, nhăn nhó, càu ... [xem thêm]

10 quy tắc vàng trong giờ ăn của trẻ

(29)
Điều chỉnh hành vi Cho trẻ tập trung vào bữa ăn, không xem TV Đừng tỏ thái độ khó chịu khi bé không ăn Khen ngợi khi bé chịu ăn thức ăn mới Khuyến khích ... [xem thêm]

Vitamin, kẽm có thực sự cần thiết khi bị cảm?

(32)
Như 1 thói quen, hễ trẻ con bị sốt, ho, sổ mũi… từ phụ huynh, tới dược sĩ, bác sĩ đều vung tay mua/bán/kê vitamin C và kẽm cho trẻ. Thực sự có cần thiết? ... [xem thêm]

Cha mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ đi chích ngừa

(60)
Chích ngừa hẳn là một sự kiện tương đối trọng đại không những của bản thân bé mà của cả cha mẹ, bao nhiêu lo âu, hồi hộp trước tiêm. Không biết ... [xem thêm]

Hen- Suyễn ở trẻ em

(96)
Con nít giờ bị suyễn nhiều lắm – 10 em cũng có 1-2 em bị. Nhưng nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cũng không quá đáng lo đâu – người ta bị suyễn nhiều ... [xem thêm]

Viêm họng và viêm amidan cấp

(70)
Viêm họng cấp là viêm toàn bộ lớp niêm mạc phủ bề mặt của họng. Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nguyên nhân của viêm họng cấp thường là virus hoặc vi ... [xem thêm]

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

(60)
Cảm lạnh và bệnh cúm là hai bệnh khác nhau, thế nhưng đa số người dân thậm chí một số nhân viên y tế lại không biết điều đó và đánh đồng là một. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN