Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Tìm hiểu về cây trâm (trâm mốc)

(4.44) - 61 đánh giá

Tên thông thường: Cây trâm

Tên khoa học: Syzygium cumin

Tên gọi khác: Trâm mốc, trâm vối, vối rừng

Tên tiếng Anh: Jamblon hoặc Jamelonier

Tìm hiểu chung

Cây trâm dùng để làm gì?

Trâm vối được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để chữa bệnh tiểu đường. Loại thảo dược này cũng có khả năng điều trị rối loạn tiêu hóa bao gồm đầy hơi, co thắt ruột, các vấn đề về dạ dày và tiêu chảy nặng (kiết lỵ).

Ngoài ra, trâm mốc cũng hỗ trợ giảm nhẹ các vấn đề về phổi như viêm phế quản và hen. Một số người sử dụng cây trâm như thuốc kích thích tình dục và như thuốc bổ.

Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, hạt trâm sẽ có khả năng điều trị táo bón, các bệnh về tuyến tụy, các vấn đề về dạ dày, rối loạn thần kinh, trầm cảm và kiệt sức.

Trâm mốc đôi khi được dùng trực tiếp vào miệng và cổ họng để giảm đau do sưng (viêm). Trâm cũng được áp dụng trực tiếp cho da để chữa loét da và viêm da.

Cơ chế hoạt động của cây trâm là gì?

Hạt và vỏ cây có chứa các chất có thể làm giảm lượng đường trong máu, nhưng chiết xuất từ lá trâm và quả không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trâm cũng có chứa các hóa chất có thể bảo vệ chống lại sự oxy hóa, cũng như các chất làm giảm sưng.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây trâm

Liều dùng của vối rừng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Trâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây trâm là gì?

Trâm mốc có các dạng bào chế:

  • Trâm sống: vỏ, hạt, trái
  • Chiết xuất dạng viên nang

Thận trọng

Trước khi dùng cây trâm, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây trâm hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Mức độ an toàn

Trâm có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống với lượng thuốc thông thường.

Bệnh tiểu đường: Chiết xuất hạt trâm và vỏ cây có thể làm giảm lượng đường trong máu. Theo dõi lượng đường trong máu nếu bạn bị tiểu đường và uống trâm.

Phẫu thuật: Trâm có thể làm giảm lượng đường trong máu. Có một số lo ngại rằng nó có thể gây trở ngại cho kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng trâm ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin việc sử dụng cây trâm trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

Cây trâm có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây trâm.

Các sản phẩm có thể tương tác với jambolan bao gồm thuốc cho bệnh tiểu đường.

Chiết xuất từ hạt trâm và vỏ cây có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc tiểu đường cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Uống trâm hoặc vỏ cây cùng với thuốc tiểu đường có thể gây ra lượng đường trong máu của bạn quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Liều thuốc tiểu đường của bạn có thể cần phải thay đổi.

Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl), glyburide (DiaBeta, Glynase PresTab, Micronase), insulin, pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia), chlorpropamide (Diabinese), glipizide (Glucotrol), tolbutamide (Orinase).

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Pawpaw Bắc Mỹ là thảo dược gì?

(51)
Tên thông thường: Annona triloba, Asimina, Asimina triloba, Asiminier, Asiminier Trilobé, Asiminier de Virginie, Banane du Pauvre Homme, Custard Apple, Dog-Banana, Papaye Américaine, Papaye ... [xem thêm]

Quả tầm xuân là thảo dược gì?

(28)
Tên thông thường: Quả tầm xuân, LitoZin, Hyben Vital, Burr rose, camellia rose, Cherokee rose, chestnut rose, cabbage rose, Cili, coumaric acid, dog rose, French rose, gooseberry rose, ... [xem thêm]

Dược liệu mù u có công dụng gì?

(16)
Tên thường gọi: Mù uTên gọi khác: Đồng hồ, khung tung…Tên nước ngoài: Tamanu, mastwood, pannay tree…Tên khoa học: Calophyllum inophyllum L.Họ: Măng cụt ... [xem thêm]

Bacopa monnieri

(16)
Tên thường gọi: Bacopa, Brahmi; Andri, Bacopa, Herb of Grace, Herpestis Herb, Herpestis monniera, Hysope d’Eau, Indian Pennywort, Jalanimba, Jal-Brahmi, Jalnaveri, Nira-Brahmi, Moniera ... [xem thêm]
Đang tải ...

Sử quân tử là thảo dược gì?

(18)
Tác dụngTác dụng của sử quân tử là gì?Sử quân tử được dùng để điều trị các tình trạng sau:Tiêu hóa kém ở trẻ do nhiễm giunĐiều trị nhiễm giun ... [xem thêm]

Thù lù đực là thảo dược gì?

(72)
Tên khoa học: Solanum nigrumTìm hiểu chungThù lù đực dùng để làm gì?Thù lù đực (cây tầm bóp) là một thực vật. Ban đầu, thù lù đực được gọi là “petit ... [xem thêm]

San hô

(83)
Tìm hiểu chungSan hô dùng để làm gì?San hô được sử dụng như một chất bổ sung canxi để điều trị bệnh đa xơ cứng; điều trị và phòng ngừa ung thư, ... [xem thêm]

Dược liệu Ké đầu ngựa có công dụng gì?

(85)
Tên thường gọi: Ké đầu ngựaTên gọi khác: Thương nhĩ, phắc maTên nước ngoài: Rough cocklebur, common cocklebur, sheepbur…Tên khoa học: Xanthium strumarium L.Họ: Cúc ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...