Trẻ mắc bệnh bạch cầu có thể khỏi bệnh hay không?

(3.77) - 98 đánh giá

Bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) là một căn bệnh nguy hiểm không chỉ cho người lớn mà còn đối với trẻ nhỏ.

Bệnh tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị được nếu như phát hiện sớm. Vậy bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) được chẩn đoán như thế nào và phải điều trị ra sao?

Bạn có thể xem thêm: Nhận biết dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

Bác sĩ chẩn đoán bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) như thế nào?

Qua phương pháp thử nghiệm sàng lọc định kỳ sẽ phát hiện được bệnh bạch cầu ở trẻ. Khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra các tế bào máu ngoại vi và phát hiện tình trạng thiếu máu cũng như nguyên nhân bé mắc bệnh bạch cầu. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đưa bé đi làm các bài kiểm tra cần thiết khi thấy tình trạng bất thường ở bé.

Nếu con có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, bệnh viện sẽ chuyển bé đến khoa ung bướu nhi để theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ ở đây sẽ bắt đầu thực hiện xét nghiệm máu, rồi phân tích để quan sát các tế bào hồng cầu, bạch cầu cũng như các tiểu cầu của bé.

Nếu có bất thường, chẳng hạn như quá ít hoặc quá nhiều hồng cầu hay tiểu cầu trong một tế bào máu, bác sĩ sẽ tiếp tục làm xét nghiệm tủy xương, gọi là tủy đồ. Để tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa một đầu kim vào trong tủy xương của bé (thường là trong xương cánh chậu) và rút ra một phần của tủy để làm xét nghiệm kiểm tra. Phẫu thuật có sử dụng gây tê này thường mất khoảng 10 đến 15 phút để hoàn thành.

Cách điều trị bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)

Khi đã xem xét các tế bào ung thư bạch cầu, bác sĩ sẽ xác định đặc điểm sinh học của chúng và đề xuất hướng điều trị thích hợp. Một số mẫu sinh học của tế bào ung thư bạch cầu sẽ ít ác tính hơn số còn lại.

Khi điều trị bệnh bạch cầu, bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị liệu (dùng thuốc chống ung thư). Tùy vào tình trạng ung thư của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Điều trị ban đầu kéo dài khoảng 2,5 năm.

Trong 4–6 tuần điều trị đầu tiên, bé phải ở lại bệnh viện để bác sĩ áp dụng chế độ điều trị tăng cường. Mục đích của đợt điều trị thứ nhất là để cho bệnh tình của con thuyên giảm. Điều này có nghĩa là khi quan sát lại tủy xương một lần nữa sẽ thấy tế bào ung thư bạch cầu không còn hoặc ít hơn 5% các tế bào trong tủy xương. Sau đó, con chỉ cần hóa trị liệu ngoại trú.

Mặc dù quá trình điều trị có vẻ gian nan, nhưng tỷ lệ khỏi bệnh của bé thường rất nhanh. Khoảng 95–98 % trẻ em mắc bạch cầu cấp (ALL) có dấu hiệu thuyên giảm chỉ sau 6 tuần điều trị đầu tiên. Khoảng 90% trong số đó sẽ khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng 5 năm và ít có khả năng tái phát.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích trang bị thêm nhiều thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh về bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) ở trẻ.
Bạn có thể xem thêm: Ung thư máu có chữa được không?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách tiết kiệm thời gian giúp bạn tăng chất lượng sống

(38)
Người ta thường nói rằng: “Thời gian là vàng là bạc”, song không phải ai cũng có thể tận dụng thời gian một cách hiệu quả. Vậy bạn nên làm gì để sử ... [xem thêm]

Bí kíp phòng ngừa và điều trị nám khi mang thai

(37)
Nám da phổ biến ở phụ nữ mang thai, làm làn da xuất hiện các mảng đốm nâu, xám nâu. Nhưng bạn không cần phải lo lắng, vì đây là vấn đề khá phổ biến ... [xem thêm]

Top 15 thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất

(25)
Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường là những món ăn có khả năng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Người mắc bệnh cần dùng những loại thực phẩm ... [xem thêm]

Bà bầu trang điểm liệu có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

(55)
Với phụ nữ hiện đại, trang điểm gần như là điều không thể thiếu mỗi khi đi làm, đi chơi. Thế nhưng việc trang điểm khi mang thai thì sao? Bà bầu trang ... [xem thêm]

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày

(81)
Nhiều loại vitamin quan trọng cần cho sự phát triển của cơ thể. Vì thế, bạn hãy bổ sung cho cơ thể mình các loại vitamin thiết yếu để đảm bảo sức khỏe ... [xem thêm]

Đau rát vùng kín – âm đạo: 9 nguyên nhân bạn cần biết

(78)
Triệu chứng đau rát vùng kín nếu không nhận biết sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là phụ ... [xem thêm]

Thai nhi 33 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(76)
Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổiThai nhi 33 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước cỡ trái sầu riêng với chiều dài khoảng 43 cm tính ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên mang áo ngực trong thai kì?

(82)
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bắt đầu thay đổi. Ngực bắt đầu thay đổi và lớn hơn, vì vậy việc mặc áo ngực có thể khiến bạn cảm thấy không thoải ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN